Đây là một bước chuyển căn bản trong nhận thức và trong pháp luật thực định, khẳng định địa vị pháp lý và vai trò của người bào chữa trong việc thực hiện chức năng cơ bản của tố tụng hình sự là chức năng bào chữa, góp phần tôn trọng, bảo vệ quyền con người, bảo đảm tranh tụng dân chủ và phán quyết của Tòa án phải xuất phát từ kết quả tranh tụng tại tiên tòa.
Một số điểm mới cơ bản trong chế định bào chữa theo Bộ Luật tố tụng hình sựu 2015 đó là:
Thứ nhất, mở rộng thời điểm bào chữa (khoản 1, Điều 73), theo đó người bào chữa tham gia tố tụng từ khi bắt người, sớm hơn hiện hành là từ khi có quyết định tạm giữ.
Thứ hai, mở rộng diện người bào chữa (khoản 2 Điều 72), Bộ luật quy định người bào chữa có thể bất kỳ ai, không chỉ là luật sư, người đại diện của người bị buộc tội, bào chữa viên nhân dân, trợ giúp viên pháp lý.
Thứ ba, mở rộng các trường hợp chỉ định người bào chữa đối với bị can, bị cáo mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tủ, tù chung thân, tử hình. Ngay từ khi khởi tố bị can và trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử nếu họ không có người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải chỉ định người bào chữa, và người bào chữa chỉ định sẽ tăng gấp 6 lần so với hiện nay.
Thứ tư, bỏ giấy chứng nhận người bào chữa, thay bằng thủ tục đăng ký bào chữa. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi người bào chữa xuất trình đủ giấy tờ cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tố tụng kiểm tra và thấy đủ điều kiện thì vào sổ đăng kí bào chữa, gửi thông báo cho người bào chữa, nếu không đủ điều kiện thì từ chối tiếp nhận đăng kí và nói rõ lý do bằng văn bản.
Thứ năm, bổ sung một số quyền của người bào chữa chủ động thực hiện nhiệm vụ bào chữa. Thể hiện ở việc người bào chữa có quyền hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung kết thúc. Người bào chữa có quyền thu thập, kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá. Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong giai đoạn điều tra có đề nghị từ chối người bào chữa do người thân thích của họ nhờ thì Điều tra viên phải cùng người bào chữa đó trực tiếp gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc từ chối./.