Skip Ribbon Commands
Skip to main content

3. Thủ tục công nhận và cấp Thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý

Thủ tục Hành chính Trợ giúp pháp lý  
3. Thủ tục công nhận và cấp Thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý

Trình tự thực hiện:

- Người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1, Điều 22 Luật Trợ giúp pháp lý và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Trợ giúp pháp lý nếu có nguyện vọng làm cộng tác viên thì nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Hà Nam (Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Nam) hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến tại địa chỉ: motcua.hanam.gov.vn.

 Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến thì người có yêu cầu chuẩn bị hồ sơ nhưng không phải chứng thực, tất cả được scan hoặc chụp từ bản chính và gửi bằng tài khoản đã được đăng ký sử dụng dịch vụ này. Hệ thống sẽ tự động thông báo kết quả tiếp nhận (Kèm mã hồ sơ) thông qua tài khoản, số điện thoại đã được đăng ký.

- Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước kiểm tra tính đầy đủ và đúng đắn của hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì trình Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, công nhận và cấp Thẻ cộng tác viên.

- Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, ký quyết định công nhận và cấp Thẻ cộng tác viên.

- Nhận kết quả:

+ Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp thì tổ chức, cá nhân mang theo phiếu hẹn đến nhận kết quả tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Hà Nam hoặc nhận qua hệ thống bưu chính (nếu có nhu cầu).

+ Trường hợp lựa chọn nộp hồ sơ và trả kết quả qua hệ thống bưu chính thì tổ chức, cá nhân nhận kết quả qua hệ thống bưu chính.

+ Trường hợp hồ sơ nộp trực tuyến thì tổ chức, cá nhân khi đến nhận kết quả sẽ ký vào mẫu đơn, tờ khai và mang theo bản gốc để đối chiếu với giấy tờ có liên quan đã được gửi trực tuyến.

Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị làm cộng tác viên (theo Mẫu số 01-CTV-TGPL);

- Bản sao bằng cử nhân luật; bằng đại học khác hoặc bằng trung cấp luật;

- Sơ yếu lý lịch cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc của cơ quan nơi người đề nghị làm cộng tác viên làm việc kèm hai ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm.

Trong trường hợp người đề nghị làm cộng tác viên thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi mà có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên hoặc có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng thì trong hồ sơ đề nghị làm cộng tác viên ngoài các giấy tờ tài liệu nêu trên cần có giấy xác nhận thời gian công tác pháp luật của cơ quan, tổ chức nơi người đó đã hoặc đang công tác hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về kiến thức pháp luật và uy tín trong cộng đồng của người đề nghị.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC:

* Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Tư pháp

* Cơ quan trực tiếp thực hiện: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước

Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định công nhận và cấp Thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý

Lệ phí: Không

Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý (Mẫu số 01-CTV-TGPL ban hành kèm theo Thông tư số 07/2012/TT-BTP)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, tự nguyện tham gia trợ giúp pháp lý mà không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 20 của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 thì được Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, công nhận và cấp Thẻ cộng tác viên trong các trường hợp sau đây:

+ Người có bằng cử nhân luật; người có bằng đại học khác làm việc trong các ngành, nghề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;

+ Người thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi có bằng trung cấp luật hoặc có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên (là người đã hoặc đang làm công tác liên quan đến pháp luật trong các  quan thuộc ngành Tư pháp, Kiểm sát, Tòa án, Thanh tra, hệ thống các  quan điều tra hoặc tổ chức pháp chế các cơ quan, t chức, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang; cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến pháp luật; người đã hoặc đang là công chức tư pháp hộ tịch xã, phường, thị trấn, Hội thm nhân dân, Bào chữa viên nhân dân, luật gia) hoặc có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng (là người đã hoặc đang là tổ viên tổ hòa giải, thành viên Ban Ch nhiệm Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, già làng, trưởng bn, trưởng thôn, trưởng ấp, đại diện tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cơ sở);

+ Luật sư, Tư vấn viên pháp luật.

- Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được tham gia trợ giúp pháp lý (Khoản 3 Điều 20):

+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích hoặc đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

+ Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục hoặc quản chế hành chính;

+ Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

+ Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực;

+ Đang bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư; bị thu hồi giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật

Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 ;

- Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;

Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật;

Thông tư số 07/2012/TT-BTP ngày 30/7/2012 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.​

 

TT