Skip Ribbon Commands
Skip to main content

1. Yêu cầu trợ giúp pháp lý

Thủ tục Hành chính Trợ giúp pháp lý  
1. Yêu cầu trợ giúp pháp lý

Trình tự thực hiện:

- Khi có yêu cầu trợ giúp pháp lý, người được trợ giúp pháp lý nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Hà Nam (Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Nam) hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến tại địa chỉ: motcua.hanam.gov.vn.

 Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến thì người có yêu cầu chuẩn bị hồ sơ nhưng không phải chứng thực, tất cả được scan hoặc chụp từ bản chính và gửi bằng tài khoản đã được đăng ký sử dụng dịch vụ này. Hệ thống sẽ tự động thông báo kết quả tiếp nhận (Kèm mã hồ sơ) thông qua tài khoản, số điện thoại đã được đăng ký.

- Sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ việc yêu cầu trợ giúp pháp lý, người tiếp nhận xem xét, trả lời ngay cho người có yêu cầu trợ giúp pháp lý về việc hồ sơ đủ điều kiện thụ lý hoặc phải bổ sung thêm giấy tờ, tài liệu có liên quan để vụ việc được thụ lý. Trong trường hợp khẩn cấp, bất khả kháng mà chưa thể cung cấp đủ giấy tờ hoặc do vụ việc trợ giúp pháp lý đã sắp hết thời hiệu hoặc có các lý do khác đòi hỏi phải làm ngay để tránh gây thiệt hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý thì người tiếp nhận thụ lý và hướng dẫn người được trợ giúp bổ sung các giấy tờ cần thiết. 

- Nhận kết quả:

+ Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp thì tổ chức, cá nhân mang theo phiếu hẹn đến nhận kết quả tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Hà Nam hoặc nhận qua hệ thống bưu chính (nếu có nhu cầu).

+ Trường hợp lựa chọn nộp hồ sơ và trả kết quả qua hệ thống bưu chính thì tổ chức, cá nhân nhận kết quả qua hệ thống bưu chính.

+ Trường hợp hồ sơ nộp trực tuyến thì tổ chức, cá nhân khi đến nhận kết quả sẽ ký vào mẫu đơn, tờ khai và mang theo bản gốc để đối chiếu với giấy tờ có liên quan đã được gửi trực tuyến.

Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến.

- Trực tiếp cho người thực hiện trợ giúp pháp lý (trong trường hợp thực hiện trợ giúp pháp lý bên ngoài trụ sở).

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (theo Mẫu số 02-TP-TGPL);

- Giấy tờ chứng minh người có yêu cầu là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý và các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc (nếu có);

Trong trường hợp thiếu những giấy tờ chứng minh là người thuộc diện trợ giúp pháp lý hoặc giấy tờ, tài liệu liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý thì phải cung cấp bổ sung các giấy tờ, tài liệu có liên quan để vụ việc được thụ lý.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước

Kết quả thực hiện TTHC: Vụ việc được thụ lý ngay và được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

Lệ phí: Không

Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (Mẫu số 02-TP-TGPL Ban hành kèm theo Thông tư 19/2011/TT-BTP ngày 31/10/2011)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Vụ việc yêu cầu trợ giúp pháp lý chỉ được thụ lý khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Người có yêu cầu trợ giúp pháp lý thuộc diện người được trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 10 của Luật Trợ giúp pháp lý và được quy định chi tiết tại Điều 2 của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý hoặc nạn nhân bị mua bán theo quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người;

- Nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý phù hợp với quy định tại Điều 5 của Luật Trợ giúp pháp lý;

- Vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 26 của Luật Trợ giúp pháp lý;

- Vụ việc trợ giúp pháp lý không thuộc trường hợp bị từ chối theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Trợ giúp pháp lý.

Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006;

- Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;

- Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày 05/02/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Luật Trợ giúp pháp lý;

- Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23/9/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý;

- Thông tư số 19/2011/TT-BTP ngày 31/10/2011 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính của Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23/9/2008, Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 và Thông tư số 01/2010/TT-BTP ngày 09/02/2010.​



TT