Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trung tâm tư vấn pháp luật nộp hồ sơ đăng ký hoạt động tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Tư pháp.
Bước 2: Sở Tư pháp xem xét cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm tư vấn pháp luật; trong trường hợp từ chối, phải thông báo lý do bằng văn bản.
Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Tư pháp.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Tư pháp tỉnh Hà Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc gửi trực tuyến đến Sở Tư pháp tỉnh Hà Nam.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký hoạt động (theo mẫu);
- Quyết định của tổ chức chủ quản về việc thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật; về việc cử Giám đốc của Trung tâm tư vấn pháp luật;
- Dự thảo quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn do tổ chức chủ quản ban hành;
- Danh sách kèm theo hồ sơ của người được đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật, của luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện TTHC: Trung tâm tư vấn pháp luật.
Cơ quan thực hiện TTHC:
* Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Tư pháp.
* Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tư pháp.
Kết quả thực hiện TTHC: Giấy đăng ký hoạt động Trung tâm tư vấn pháp luật.
Phí, lệ phí: Không quy định.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật (Mẫu TP-TVPL- 01, Thông tư số 01/2010/TT-BTP)
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật;
- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật;
- Thông tư số 01/2010/TT-BTP ngày 09/02/2010 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP về tư vấn pháp luật.