Theo đó, tiêu chuẩn của đăng kiểm viên đường sắt từ ngày
01/6/2024 như sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên
ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng
được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm;
- Hoàn thành khóa tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên đường
sắt;
- Có thời gian thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt
tối thiểu 12 tháng. Trường hợp có thời gian làm việc liên quan đến quản lý, bảo
dưỡng, sửa chữa, sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông đường sắt cộng dồn
tối thiểu 36 tháng (căn cứ theo hợp đồng lao động và hồ sơ bảo hiểm xã hội) thì
thời gian thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt tối thiểu 06 tháng.
Về nhiệm vụ của đăng kiểm viên đường sắt:
- Tham gia thẩm định báo cáo đánh giá an toàn hệ thống của
Tổ chức chứng nhận đối với các nội dung liên quan đến phương tiện, không bao
gồm hệ thống tín hiệu lắp đặt trên phương tiện;
- Kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
đối với thiết bị, phương tiện giao thông đường sắt;
- Lập hồ sơ đăng kiểm cho các đối tượng nêu tại điểm a, điểm
b khoản 1 Điều này;
- Tính các loại giá và lệ phí đăng kiểm theo quy định của
pháp luật;
- Hướng dẫn thực tập cho học viên đã hoàn thành lớp tập huấn
nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt;
- Tham gia tập huấn, đánh giá năng lực về chuyên môn nghiệp
vụ cho học viên, đăng kiểm viên;
- Thực hiện những nhiệm vụ khác khi có yêu cầu.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm
2024.
Các Quyết định công nhận đăng kiểm viên đường sắt, đăng kiểm
viên đường sắt bậc cao đã được công nhận theo Thông tư số 19/2018/TT-BGTVT tiếp
tục được duy trì đến ngày hết hiệu lực của Quyết định công nhận;
Đối với học viên thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt
chưa được công nhận trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thời gian thực tập
được tính theo quy định của Thông tư này, mốc thời gian được tính từ thời điểm
bắt đầu thực tập theo thực tế.