Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thông tư số 43/2024/TT-BYT ngày 12/12/2024 quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng đạo đức trong n...

Giới thiệu văn bản mới Thông tư của các Bộ, ngành Trung ương  
Thông tư số 43/2024/TT-BYT ngày 12/12/2024 quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học

* Cơ quan ban hành: Bộ Y tế   

* Ngày ban hành: 12/12/2024

* Ngày có hiệu lực: 01/02/2025

* Văn bản bị hết hiệu lực: Thông tư số 04/TT-BYT ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học.

* Nội dung chính:

Ngày 12/12/2024, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 43/2024/TT-BYT quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học. Theo phạm vi điều chỉnh của Thông tư 43/2024/TT-BYT, Hội đồng đạo đức là tên gọi chung của 02 Hội đồng bao gồm: Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp quốc gia và Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở.

Theo đó, Điều 3 và Điều 4 Thông tư 43/2024/TT-BYT , việc thành lập Hội đồng đạo đức được quy định như sau:

Đối với việc thành lập Hội đồng đạo đức cấp quốc gia:

- Hội đồng đạo đức cấp quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập.

- Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định bổ nhiệm, bổ sung, thay thế, cho từ nhiệm, miễn nhiệm thành viên của Hội đồng đạo đức cấp quốc gia.

- Hội đồng đạo đức cấp quốc gia có nhiệm kỳ là 05 năm; thành viên Hội đồng đạo đức cấp quốc gia nhiệm kỳ tiếp theo có sự kế thừa của nhiệm kỳ trước và có sự tham gia của ít nhất 20% thành viên mới.

- Hội đồng đạo đức cấp quốc gia có con dấu, tài khoản riêng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng.

Đối với việc thành lập Hội đồng đạo đức cấp cơ sở:

- Hội đồng đạo đức cấp cơ sở do người đứng đầu tổ chức quyết định thành lập.

- Người đứng đầu tổ chức thành lập Hội đồng đạo đức cấp cơ sở quyết định bổ nhiệm, bổ sung, thay thế, cho từ nhiệm, miễn nhiệm thành viên của Hội đồng đạo đức cấp cơ sở.

- Hội đồng đạo đức cấp cơ sở có nhiệm kỳ là 05 năm; thành viên Hội đồng đạo đức cấp cơ sở nhiệm kỳ tiếp theo có sự kế thừa của nhiệm kỳ trước và có sự tham gia của ít nhất 20% thành viên mới.

- Đối với tổ chức không thành lập Hội đồng đạo đức cấp cơ sở việc xem xét, thẩm định các nghiên cứu y sinh học trên đối tượng con người được thực hiện bởi Hội đồng đạo đức cấp cơ sở phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu.

* Trách nhiệm thực hiện của địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: 

+ Ban hành văn bản mới: Không

+ Bãi bỏ văn bản địa phương đã ban hành: Không.

- Trách nhiệm khác: Không

- Cơ quan tham mưu: Sở Y tế.  

Tin liên quan