Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thông tư số 34/2024/TT-BTNMT ngày 16/12/2024 quy định kỹ thuật về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gi...

Giới thiệu văn bản mới Thông tư của các Bộ, ngành Trung ương  
Thông tư số 34/2024/TT-BTNMT ngày 16/12/2024 quy định kỹ thuật về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000 bằng phương pháp đo sâu hồi âm và thành lập bản đồ địa hình đáy biển từ cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ tương ứng

* Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường

* Ngày ban hành: 16/12/2024

* Ngày có hiệu lực: 31/01/2025

* Văn bản bị thay thế: Quyết định số 03/2007/QĐ-BTNMT ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định kỹ thuật thành lập bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50.000.

* Nội dung chính:

Ngày 16/12/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 34/2024/TT-BTNMT của quy định kỹ thuật về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000 bằng phương pháp đo sâu hồi âm và thành lập bản đồ địa hình đáy biển từ cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ tương ứng.

Trường hợp sử dụng phương tiện đo sâu hồi âm đơn tia gồm:

- Căn cứ bản đồ địa hình đáy biển hoặc hải đồ có trong khu vực đo tiến hành thiết kế các tuyến đo sâu. Tuyến đo sâu được thiết kế ưu tiên song song với hướng dốc địa hình của khu vực đo;

- Khoảng cách giữa các tuyến đo sâu là 500 m ngoài thực địa. Trường hợp khu vực đo có địa hình đặc biệt đáy biển như: khe rãnh máng ngầm, núi lửa dưới biển, sườn đất ngầm dốc đứng hoặc các bãi chìm thì được phép thiết kế tuyến đo sâu với khoảng cách nhỏ hơn để dữ liệu thu nhận mô tả được chính xác địa hình đáy biển;

- Trường hợp phạm vi thi công tiếp giáp với các khu vực đã được xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình đáy biển có cùng tỷ lệ hoặc có tỷ lệ lớn hơn thì phải thiết kế tuyến đo sâu đảm bảo độ chồng phủ với khu vực lân cận tối thiểu 500 m;...

Trạm quan trắc mực nước được xây dựng tại vị trí lưu thông tự do với biển, hạn chế tối đa ảnh hưởng của sóng; có cấu trúc địa chất ổn định, không gây sụt, lún; an toàn, thuận lợi khi quan trắc; đảm bảo hoạt động, ổn định và đo được mực nước thấp nhất và cao nhất trong suốt quá trình quan trắc. Khoảng cách giữa hai trạm quan trắc mực nước liền kề không lớn hơn 50 km.

Quy định về đọc mực nước trên thước đo như sau:

- Mực nước được đọc tới cm, ghi đầy đủ vào sổ Quan trắc mực nước và xây dựng đồ thị biến thiên mực nước hàng ngày;

- Khoảng thời gian giữa hai lần đọc mực nước trên thước đo là 30 phút và đọc tại thời điểm tròn giờ hoặc tròn 30 phút. Trong khoảng thời gian 30 phút trước và sau điểm triều cường hoặc triều kiệt thì phải đọc mực nước trên thước đo với giãn cách 10 phút một lần và đọc tại thời điểm tròn 10 phút;

- Tại mỗi thời điểm đọc mực nước phải đọc số 02 lần, lần thứ nhất đọc mực nước ở chân sóng, lần thứ hai đọc mực nước ở đỉnh sóng; giá trị đo mực nước là giá trị trung bình của hai lần đọc số;

- Tại các trạm quan trắc mực nước có nhiều hơn một thước quan trắc mực nước thì tại thời điểm chuyển việc đọc mực nước từ thước quan trắc này sang thước quan trắc khác phải đọc số đọc đồng thời trên cả hai thước; độ lệch giá trị đọc mực nước trên hai thước không được vượt quá 1 cm;...

Thông tư có hiệu lực từ ngày 31/01/2025.

* Trách nhiệm thực hiện của địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: 

+ Ban hành văn bản mới: Không.

+ Bãi bỏ văn bản địa phương đã ban hành: Không.

- Trách nhiệm khác: Không

- Cơ quan tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường.

Tin liên quan