Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thông tư 16/2025/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin...

Giới thiệu văn bản mới Thông tư của các Bộ, ngành Trung ương  
Thông tư 16/2025/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp

* Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính

* Ngày ban hành: 24/4/2025

* Ngày có hiệu lực: 24/4/2025

* Văn bản bị thay thế: Thông tư số 244/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.

* Nội dung chính:

Ngày 24/04/2025, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 16/2025/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 24/04/2025 và áp dụng cho công dân Việt Nam, người nước ngoài yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, cùng các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí này.

1. Mức thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp

Mức thu phí cho việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp được quy định như sau: 200.000 đồng/lần/người. Đối với học sinh từ đủ 16 tuổi trở lên, sinh viên, người có công với cách mạng, và thân nhân liệt sỹ, mức phí là 100.000 đồng/lần/người. Nếu yêu cầu cấp trên 02 Phiếu lý lịch tư pháp trong một lần, từ Phiếu thứ 3 trở đi, mức phí bổ sung là 5.000 đồng/Phiếu.

2. Mức thu phí trực tuyến

Từ ngày 24/04/2025 đến hết ngày 31/12/2025, mức thu phí khi nộp hồ sơ trực tuyến là 170.000 đồng/lần/người, và 80.000 đồng/lần/người cho các đối tượng ưu tiên như học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, và thân nhân liệt sỹ. Từ ngày 01/01/2026, mức thu phí sẽ trở lại như quy định thông thường.

3. Trường hợp miễn phí

Thông tư quy định miễn phí cho trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, và người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

4. Quản lý và sử dụng phí

Tổ chức thu phí được giữ lại 35% số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động, 65% còn lại phải nộp vào ngân sách nhà nước. Nếu tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước không được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí, toàn bộ số tiền phí thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước.

* Trách nhiệm thực hiện của địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: 

+ Bãi bỏ văn bản địa phương đã ban hành:

- Trách nhiệm khác:

- Cơ quan tham mưu: Sở Tài chính.

 

Tin liên quan