* Ngày ban hành: 31/08/2023.
* Ngày có hiệu lực: 15/10/2023.
* Văn bản quy phạm pháp
luật bị thay thế:
* Nội dung chính:
Phương án xử lý phòng giao dịch bưu điện sau khi VNPost thoái vốn khỏi LPB
Yêu cầu đối với nhân sự tại phòng giao dịch bưu điện của LPB
- Có tối thiểu 03 người, trong đó có 01 người là kiểm soát viên hoặc chức
danh tương đương làm nhiệm vụ kiểm soát, phê duyệt các giao dịch hàng ngày và
là nhân sự của LPB.
Chậm nhất ngày 01/3/2024 mà không đáp ứng điều kiện này, phòng giao dịch
bưu điện không được thực hiện hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm.
Việc xử lý các khoản tiền gửi tiết kiệm đã nhận trước đó được thực hiện
theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 43/2015/TT-NHNN ;
- Đã tham gia khóa học đào tạo nghiệp vụ liên quan do LPB tổ chức (trừ trường
hợp cán bộ tốt nghiệp từ trung cấp trở lên trong lĩnh vực tài chính, ngân
hàng);
Bổ sung quy đinh về Thực hiện việc công bố thông tin : Chỉ đạo phòng giao dịch
bưu điện không được thực hiện hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm theo quy định tại
khoản 3 Điều 7, điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư này.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc trước ngày phòng giao dịch bưu điện không
được thực hiện hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm theo quy định tại khoản 3 Điều
7 Thông tư này, Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt phải thực hiện
công bố và niêm yết công khai trên trang thông tin điện tử, trụ sở chi nhánh quản
lý phòng giao dịch bưu điện của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt
và tại Bưu cục, Điểm bưu điện văn hóa xã nơi đặt trụ sở phòng giao dịch bưu điện
các nội dung tối thiểu sau: Ngày bắt đầu không được thực hiện hoạt động nhận tiền
gửi tiết kiệm tại phòng giao dịch bưu điện, lý do; Kế hoạch xử lý tiền gửi tiết
kiệm của khách hàng tại phòng giao dịch bưu điện; Sau thời điểm Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam
thoái vốn xuống dưới mức 5% vốn điều lệ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện
Liên Việt, chậm nhất ngày 15 hàng tháng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện
Liên Việt báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở phòng giao dịch
bưu điện tình hình xử lý tiền gửi tiết kiệm của từng phòng giao dịch bưu điện
đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo mẫu tại
Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
Chịu trách nhiệm về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện; báo
cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở phòng giao dịch bưu điện việc xử
lý các vấn đề phát sinh liên quan đến tổ chức, hoạt động phòng giao dịch bưu điện
trên địa bàn.
Quản lý, giám sát thường xuyên hoạt động của phòng giao dịch bưu điện.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày phòng giao dịch bưu điện chi trả
hết tiền gửi tiết kiệm hoặc Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt tiếp
nhận trong trường hợp không chi trả hết tiền gửi tiết kiệm đến hạn theo quy định
tại khoản 4 Điều 7 Thông tư này, Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt
có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở phòng giao dịch
bưu điện.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt phải xây dựng kế hoạch, lộ
trình cụ thể để đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư này.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt có trách nhiệm tiếp nhận, xử
lý tiền gửi tiết kiệm đến hạn không chi trả hết của phòng giao dịch bưu điện
theo quy định nội bộ và quy định của pháp luật.
- Đối với nhân sự giữ chức danh kiểm soát viên (hoặc chức danh tương
đương), phải tốt nghiệp từ trung cấp trở lên trong lĩnh vực kinh tế, tài chính,
ngân hàng.
* Thủ tục hành chính do
địa phương thực hiện: Không
* Trách nhiệm thực hiện
của địa phương:
- Trách nhiệm xây dựng
thể chế:
+ Ban hành văn bản mới: Không.
+ Bãi bỏ văn bản địa
phương đã ban hành: Không.
- Trách nhiệm khác: