* Cơ quan ban hành: UBND tỉnh
* Ngày ban hành: 07/01/2025
* Ngày có hiệu lực: 20/01/2025
* Nội dung chính:
Quyết định này quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh
hoạt (sau đây gọi tắt là CTRSH) trên địa bàn tỉnh Hà Nam bao gồm: Phân loại,
thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; bùn thải từ bể phốt, hầm
cầu; tuyến đường vận chuyển và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình
và cá nhân liên quan trong việc quản lý CTRSH. Theo đó, phân loại chất thải rắn sinh hoạt nhưu sau:
1. Chất thải rắn sinh
hoạt phát sinh từ cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thực hiện phân loại
tại nguồn theo nguyên tắc thành các nhóm chính sau:
a) Nhóm chất thải rắn có
khả năng tái sử dụng, tái chế
b) Nhóm chất thải thực
phẩm gồm thức ăn thừa; thực phẩm hỏng, hết hạn sử dụng; các loại rau, củ, quả,
trái cây và các phần thải bỏ sau khi sơ chế, chế biến món ăn,…; các sản phẩm bỏ
đi từ thịt gia súc, gia cầm, thủy, hải sản.
c) Nhóm CTRSH khác
2. Chủ nguồn thải thực
hiện phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt theo cách sau:
a) Phân loại CTRSH có
thể tái chế thành nhiều loại tùy theo nhu cầu và mục đích tái chế, tái sử dụng.
Đổ hết chất thải lỏng hoặc thực phẩm có trong bao bì, hộp, chai lọ… trước khi
phân loại đưa vào chất thải tái chế, tái sử dụng. Hạn chế, tiến tới không sử
dụng bao bì (túi) ni lông khó phân hủy để chứa, đựng CTRSH sau phân loại, sử
dụng túi thân thiện môi trường để thay thế các túi ni lông khó phân hủy.
b) Đối với những loại
chất thải có điểm thu hồi theo quy định của nhà sản xuất, được thu gom, lưu giữ
riêng và vận chuyển đến điểm thu hồi của nhà sản xuất.
c) Tái sử dụng, tái chế
chất thải thành các vật dụng hữu ích trong gia đình, nơi làm việc.
d) Khuyến khích các chủ
nguồn thải phát sinh chất thải thực phẩm/các cơ sở, hộ gia đình, cá nhân sử
dụng chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi hoặc tự
thu gom theo cụm dân cư để xử lý đảm bảo theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan, tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân, có phát sinh chất thải rắn cồng kềnh có trách nhiệm tháo rời
và giảm kích thước chất thải bỏ đến mức có thể lưu chứa được trong xe thu gom
trước khi vận chuyển đến nơi tiếp nhận (điểm tập kết, trạm trung chuyển chất
thải rắn sinh hoạt hoặc điểm tiếp nhận, xử lý chất thải rắn cồng kềnh).
* Trách
nhiệm thực hiện của địa phương:
- Trách nhiệm xây dựng thể chế:
+ Ban hành văn bản mới: Không
+ Bãi bỏ văn bản địa phương đã ban hành:
Không.
- Trách nhiệm khác: Không
- Cơ quan tham mưu: Sở
Nông nghiệp và Môi trường