Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Quyết định 20/2025/QĐ-UBND ban hành Quy định trình tự, thủ tục chấp thuận thiết kế và trình tự, thủ tục cấp phép thi ...

Giới thiệu văn bản mới Văn bản QPPL của tỉnh Hà Nam  
Quyết định 20/2025/QĐ-UBND ban hành Quy định trình tự, thủ tục chấp thuận thiết kế và trình tự, thủ tục cấp phép thi công nút giao đối với đường địa phương đang khai thác trên địa bàn tỉnh Hà Nam”

* Cơ quan ban hành: UBND tỉnh

* Ngày ban hành: 07/3/2025

* Ngày có hiệu lực: 20/3/2025

* Nội dung chính:

Quyết định này quy định về trình tự, thủ tục chấp thuận thiết kế và trình tự, thủ tục cấp phép thi công nút giao đối với đường địa phương đang khai thác trên địa bàn tỉnh Hà Nam.  Theo đó, đấu nối đối với trường hợp kết nối với đường bộ không có trong các quy hoạch như sau:

1. Trừ các trường hợp đấu nối theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 165/2024/NĐ-CP , vị trí nút giao đấu nối mới vào đường địa phương phải đảm bảo khoảng cách theo quy định sau:

a) Khoảng cách giữa các điểm đấu nối đối với hệ thống đường tỉnh:

Đối với các tuyến đường tỉnh không có dải phân cách giữa, khoảng cách giữa các điểm đấu nối liền kề cùng phía dọc theo một bên tuyến được xác định theo cấp quy hoạch của đoạn tuyến đường tỉnh, cụ thể như sau: đối với đường cấp III không nhỏ hơn 1.000 mét, đối với đường cấp IV không nhỏ hơn 500 mét, đối với đường cấp V trở xuống không quy định khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối liền kề nhưng việc đấu nối đường nhánh phải đảm bảo nguyên tắc an toàn giao thông và đáp ứng điều kiện khai thác chung của tuyến đường chính.

Đối với các tuyến đường tỉnh có dải phân cách giữa, có đủ quỹ đất để xây dựng làn chuyển tốc (phương tiện qua nút giao chỉ rẽ phải), khoảng cách giữa các điểm đấu nối liền kề cùng phía dọc theo một bên tuyến được xác định theo cấp quy hoạch của đoạn tuyến đường tỉnh, cụ thể như sau: đối với tuyến đường cấp III không nhỏ hơn 500 mét, đối với tuyến đường cấp IV không nhỏ hơn 300m, đối với đường cấp V trở xuống không quy định khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối liền kề nhưng việc đấu nối đường nhánh phải đảm bảo nguyên tắc an toàn giao thông và đáp ứng điều kiện khai thác chung của tuyến đường chính.

b) Khoảng cách giữa các điểm đấu nối đối với đường huyện

Đối với các tuyến đường huyện không có dải phân cách giữa, khoảng cách giữa các điểm đấu nối liền kề cùng phía dọc theo một bên tuyến được xác định theo cấp quy hoạch của đoạn tuyến đường huyện, cụ thể như sau: đối với đường cấp IV không nhỏ hơn 500 mét, đối với đường cấp V trở xuống không quy định khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối liền kề nhưng việc đấu nối đường nhánh phải đảm bảo nguyên tắc an toàn giao thông và đáp ứng điều kiện khai thác chung của tuyến đường chính.

Đối với các tuyến đường huyện có dải phân cách giữa, có đủ quỹ đất để xây dựng làn chuyển tốc (phương tiện qua nút giao chỉ rẽ phải), khoảng cách giữa các điểm đấu nối liền kề cùng phía dọc theo một bên tuyến được xác định theo cấp quy hoạch của đoạn tuyến đường huyện, cụ thể như sau: đối với tuyến đường cấp IV không nhỏ hơn 300m, đối với đường cấp V trở xuống không quy định khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối liền kề nhưng việc đấu nối đường nhánh phải đảm bảo nguyên tắc an toàn giao thông và đáp ứng điều kiện khai thác chung của tuyến đường chính.

c) Khoảng cách giữa các điểm đấu nối đối với đường xã, đường thôn.

Không quy định khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối liền kề cùng phía vào đường xã, đường thôn nhưng việc đấu nối đường nhánh phải đảm bảo nguyên tắc an toàn giao thông và đáp ứng điều kiện khai thác chung của tuyến đường chính.

* Trách nhiệm thực hiện của địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế:

+ Ban hành văn bản mới: Không

+ Bãi bỏ văn bản địa phương đã ban hành: Không.

- Trách nhiệm khác: Không

- Cơ quan tham mưu: Sở Xây dựng