Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Nghị định số 14/2024/NĐ-CP ngày 07/02/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018...

Giới thiệu văn bản mới Nghị định của Chính phủ  
Nghị định số 14/2024/NĐ-CP ngày 07/02/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương

* Cơ quan ban hành: Chính phủ

* Ngày ban hành: 07/02/2024

* Ngày có hiệu lực: 25/3/2024

* Nội dung chính:

Ngày 07/02/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 14/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 28/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương 2017 về biện pháp phát triển ngoại thương. Theo đó, sửa đổi một số quy định trong thủ tục cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Điều 26 Nghị định 28/2018/NĐ-CP đơn cử như:

- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi dự kiến đặt trụ sở của Văn phòng đại diện để đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam.

(Hiện nay, nộp hồ sơ đến Bộ Công Thương)

- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được lựa chọn một trong các cách thức gửi hồ sơ sau:

+ Gửi qua đường bưu điện đến cơ quan cấp Giấy phép;

+ Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép. Người nộp hồ sơ phải có giấy giới thiệu hoặc ủy quyền của tổ chức được dịch ra tiếng Việt và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

+ Nộp trực tuyến các thành phần hồ sơ điện tử có giá trị pháp lý qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh (Cách thức mới bổ sung).

- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép xem xét, cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 14/2024/NĐ-CP , trường hợp không cấp, cơ quan cấp Giấy phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. (Hiện nay là 15 ngày làm việc)

Trong trường hợp phải xin ý kiến Bộ Công an, Bộ Quốc phòng theo quy định tại khoản 8 Điều 26 Nghị định 28/2018/NĐ-CP thì thời hạn giải quyết là 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. (Nội dung mới bổ sung)

* Trách nhiệm thực hiện của địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: 

+ Ban hành văn bản mới: Không.

+ Bãi bỏ văn bản địa phương đã ban hành: Không.

- Trách nhiệm khác: Không

- Cơ quan tham mưu: Sở Công thương.

Tin liên quan