* Ngày ban hành: 28/07/2023.
* Ngày có hiệu lực: 28/07/2023.
* Văn bản quy phạm pháp
luật bị thay thế:
* Nội dung chính:
Thông tư này quy định về tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro về rửa tiền
của đối tượng báo cáo; quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền và phân loại khách
hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền; quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền;
chế độ báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo; chế độ báo cáo giao dịch
đáng ngờ; giao dịch chuyển tiền điện tử; chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền
điện tử; hình thức và thời hạn báo cáo dữ liệu điện tử.
Tiêu chí đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo bao gồm tiêu chí
nguy cơ rửa tiền và tiêu chí mức độ phù hợp của chính sách, quy định nội bộ về
phòng, chống rửa tiền tại đối tượng báo cáo.
Tiêu chí nguy cơ rửa tiền bao gồm
tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ môi trường kinh doanh của đối tượng báo cáo và
tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ hoạt động kinh doanh của đối tượng báo cáo, cụ thể
như sau:
Tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ môi trường kinh doanh của đối tượng báo cáo
bao gồm nguy cơ rửa tiền từ ngành, lĩnh vực; quốc gia, vùng lãnh thổ mà đối tượng
báo cáo hoạt động theo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và do đối
tượng báo cáo tự xác định;
Tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ hoạt động
kinh doanh của đối tượng báo cáo bao gồm nguy cơ rửa tiền từ khách hàng; nguy
cơ rửa tiền từ sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng; nguy cơ rửa tiền từ
cách thức phân phối sản phẩm, dịch vụ.
Căn cứ kết quả đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền theo quy định tại Điều
3 của Thông tư này, đối tượng báo cáo xây dựng và ban hành quy trình quản lý rủi
ro về rửa tiền tại đối tượng báo cáo. Quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền phải
được thể hiện theo từng bước phù hợp với quy mô, phạm vi và đặc thù hoạt động của
đối tượng báo cáo để quản lý rủi ro về rửa tiền. Quy trình quản lý rủi ro về rửa
tiền bao gồm các nội dung tối thiểu sau:
Xác định phạm vi, mục tiêu của hoạt
động quản lý rủi ro về rửa tiền;
Xác định, đánh giá mức độ ảnh hưởng
của rủi ro về rửa tiền tại đối tượng báo cáo;
Phân loại khách hàng theo mức độ rủi
ro về rửa tiền thấp, trung bình, cao dựa vào các yếu tố sau: khách hàng; sản phẩm,
dịch vụ khách hàng đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng; vị trí địa lý nơi khách
hàng cư trú hoặc có trụ sở chính và yếu tố khác do đối tượng báo cáo tự xác định,
phân loại phù hợp với thực tế phát sinh và được quy định trong quy trình quản
lý rủi ro;
Quy trình để nhận diện và đánh giá mức
độ rủi ro về rửa tiền trước khi cung cấp sản phẩm, dịch vụ mới; sản phẩm, dịch
vụ hiện có áp dụng công nghệ đổi mới;
Quy trình quản lý rủi ro để thực hiện,
từ chối, tạm dừng, kiểm soát sau giao dịch hoặc xem xét, báo cáo giao dịch đáng
ngờ các giao dịch chuyển tiền điện tử không chính xác, không đầy đủ các thông
tin theo yêu cầu;
9Các biện pháp áp dụng tương ứng với các mức độ rủi ro về rửa tiền của
khách hàng, bao gồm tần suất cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng,
mức độ giám sát giao dịch của khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền, các biện
pháp nhận biết khách hàng ở mức độ giảm nhẹ và biện pháp tăng cường quy định tại
khoản 2, 5 Điều này.
* Thủ tục hành chính do
địa phương thực hiện: Không
* Trách nhiệm thực hiện
của địa phương:
- Trách nhiệm xây dựng
thể chế:
+ Ban hành văn bản mới: Không.
+ Bãi bỏ văn bản địa
phương đã ban hành: Không.
- Trách nhiệm khác: