* Cơ quan ban hành: Kiểm toán nhà nước
* Ngày ban hành: 03/3/2025
* Ngày có hiệu lực: 17/4/2025
* Nội dung chính:
Ngày
03/3/2025, Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành Quyết định 10/2025/QĐ-KTNN về Quy
trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
Theo đó quy trình kiểm
toán của Kiểm toán nhà nước quy định trình tự, thủ tục tiến hành các công việc
của cuộc kiểm toán do Kiểm toán nhà nước thực hiện. Quy trình kiểm toán được
xây dựng trên cơ sở quy định của Luật Kiểm toán nhà nước 2015, Hệ thống Chuẩn
mực kiểm toán nhà nước (CMKTNN) và thực tiễn hoạt động kiểm toán.
Quy trình kiểm toán bao
gồm 4 bước:
- Chuẩn bị kiểm toán;
- Thực hiện kiểm toán;
- Lập và gửi báo cáo
kiểm toán;
- Theo dõi, kiểm tra
việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
Trong hoạt động kiểm
toán nếu có các trường hợp phát sinh khác ngoài quy định của Quy trình kiểm
toán, Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán;
tổ chức, cá nhân được ủy thác hoặc thuê thực hiện kiểm toán phải báo cáo Kiểm
toán trưởng hoặc Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì cuộc kiểm toán
(gọi tắt là Kiểm toán trưởng) trình xin ý kiến của Tổng Kiểm toán nhà nước xem
xét, quyết định.
Quy trình kiểm toán áp
dụng đối với:
- Các đơn vị trực thuộc
Kiểm toán nhà nước được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện các cuộc kiểm toán,
kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát chất lượng kiểm toán;
- Các Đoàn kiểm toán của
Kiểm toán nhà nước (gọi tắt là Đoàn kiểm toán), kiểm toán viên nhà nước và
thành viên không phải kiểm toán viên nhà nước tham gia hoạt động kiểm toán (gọi
tắt là KTVNN);
- Các tổ chức, cá nhân
được ủy thác hoặc thuê thực hiện kiểm toán;
- Đơn vị được kiểm toán;
- Các cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm toán.
Mục đích ban hành quy
trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước:
- Tạo cơ sở pháp lý và
khuôn khổ nghề nghiệp để tổ chức các công việc trong một cuộc kiểm toán, các
hoạt động của Đoàn kiểm toán và KTVNN; bảo đảm tính thống nhất trong việc tổ
chức, thực hiện và quản lý hoạt động kiểm toán.
- Là cơ sở để thực hiện
việc kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát chất lượng kiểm toán, đánh giá
chất lượng các cuộc kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của KTVNN.
- Làm căn cứ để xây dựng
hướng dẫn kiểm toán đối với từng loại hình, từng lĩnh vực kiểm toán của Kiểm
toán nhà nước.
- Tạo cơ sở cho việc xây
dựng hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng
đối với KTVNN.
* Trách
nhiệm thực hiện của địa phương:
- Trách nhiệm xây dựng thể chế:
+ Ban hành văn bản mới: Không
+ Bãi bỏ văn bản địa phương đã ban hành:
Không.
- Trách nhiệm khác: Không
- Cơ quan tham mưu triển khai thực hiện: Sở Tài chính