Trả lời: (Câu trả lời mang
tính chất tham khảo)
Khoản 1, 2 Điều 155 Bộ
luật lao động năm 2012 quy định về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ như sau:
“1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ
làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm
việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ
tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm
việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương…”
Theo quy định trên,
người lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở
vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì không phải làm việc ban
đêm, làm thêm giờ hoặc đi công tác. Nếu làm việc có tính chất nặng nhọc độc hại
thì được chuyển sang công việc nhẹ hoặc được giảm bớt một giờ làm việc mà vẫn
hưởng nguyên lương.
Đối với ban, trong
trường hợp tính chất công việc bình thường thì việc quy định ca trực từ 14h30 tới
22h30 ( tức 8 giờ ) phù hợp với quy định của pháp luật.
Trường hợp bạn làm
công việc nặng nhọc thì chị có quyền được chuyển sang một công việc khác nhẹ
hơn hoặc được giảm bớt 1 giờ làm việc mà chị vẫn được hưởng nguyên lương.
Việc quy định ca trực
của đơn vị sử dụng lao động được quy định trong nội quy lao động đã được đăng
kí tại cơ quan quản lí có thẩm quyền.
Như vậy, bạn không có quyền yêu cầu người sử dụng lao động cho làm giờ
hành chính.Trường hợp của bạn vẫn phải thực hiện làm việc theo đúng ca trực
theo quy định tại nội quy lao động của đơn vị đó.
Tuy nhiên, nếu bạn thỏa
thuận với người sử dụng lao động về trường hợp của mình. Nếu người sử dụng lao
động đồng ý thì chị có thể được
chuyển sang làm giờ hành chính.