* Cơ quan ban
hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam
* Ngày ban hành: 30/9/2024
* Ngày có hiệu lực: 14/10/2024
* Văn bản bị thay thế:
- Quyết
định số 34/2017/QĐ-UBND ngày 18/8/2017 về việc Ban hành Quy chế phối hợp
quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà
Nam;
- Quyết định số 54/2018/QĐ-UBND ngày 20/12/2018
về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối
với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Nam ban hành kèm theo
Quyết định số 34/2017/QĐ-UBND .
* Nội dung chính:
Quyết định này Quy chế này quy định về nguyên tắc, nội dung,
phương thức và trách nhiệm phối hợp thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối
với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Theo đó, nội dung phối hợp
1. Phối hợp tham mưu UBND tỉnh: Ban hành các cơ
chế, chính sách, định hướng phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu trên địa
bàn tỉnh phù hợp với các quy hoạch và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh; Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng mới; Quyết định
chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống kinh
doanh xăng dầu (kho xăng dầu, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu) theo quy định hiện
hành; đánh giá hiệu quả đầu tư trong kinh doanh xăng dầu.
2.
Phối hợp triển khai thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến thuê
đất, chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, gia hạn tiến độ sử dụng
đất, bảo vệ môi trường đối với dự án kinh doanh xăng dầu.
3. Phối hợp thực hiện
thẩm định thiết kế, quản lý hoạt động xây dựng, quản lý chất lượng công trình
xây dựng đối với các dự án kinh doanh xăng dầu (bao gồm cả việc xây dựng mới và
nâng cấp, cải tạo, sửa chữa).
4. Phối hợp quản lý thực
hiện các quy định về đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy trong quá trình
thiết kế, triển khai xây dựng, nghiệm thu và hoạt động đối với các cơ sở kinh
doanh xăng dầu.
5. Phối hợp thực hiện
quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, thực hiện đầy đủ các
thủ tục liên quan tới đấu nối giao thông theo quy định hiện hành; đảm bảo hoạt
động đầu tư, kinh doanh xăng dầu không gây cản trở, gây mất an toàn giao thông.
6. Phối hợp quản lý việc
chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh xăng dầu; quản lý,
theo dõi hệ thống kinh doanh xăng dầu; quản lý nguồn cung xăng dầu trên địa
bàn; quản lý đo lường, chất lượng xăng dầu; giám sát thực hiện nghĩa vụ tài
chính trong kinh doanh xăng dầu; công tác tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ
phòng cháy, chữa cháy.
7. Phối hợp định kỳ hàng
năm thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết, xử lý vi phạm trong
hoạt động kinh doanh xăng dầu theo chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy
định của pháp luật.
8. Phối hợp thành lập
Đoàn công tác liên ngành khi có sự việc đột xuất hoặc có yêu cầu của cơ quan
Nhà nước cấp trên; phối hợp trong công tác xử lý, ứng phó sự cố tràn dầu, phòng
chống cháy nổ, bảo vệ môi trường….
* Trách
nhiệm thực hiện của địa phương:
- Trách nhiệm xây dựng thể chế:
+ Ban hành văn bản mới: Không.
+ Bãi bỏ văn bản địa phương đã ban
hành: Không.
- Trách nhiệm khác:
Không
- Cơ quan tham mưu: Sở Công thương