* Cơ quan ban hành: Quốc hội.
* Ngày ban hành: 27/11/2023.
* Ngày
có hiệu lực:
01/01/2025.
* Văn bản
quy phạm pháp luật bị thay thế:
* Nội
dung chính:
Luật này quy định về sở hữu, phát triển, quản lý vận hành, sử dụng nhà ở,
giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam, trừ trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều này.
Giao dịch mua bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở thương mại của doanh nghiệp,
hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có chức năng kinh doanh bất động sản, giao dịch
chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo quy địn kinh doanh bất động sản
Theo đó Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người
đều có chỗ ở thông qua việc thúc đẩy phát triển đa dạng các loại hình nhà ở,
bao gồm nhà ở để bán, cho thuê mua, cho thuê phù hợp với nhu cầu và khả năng
tài chính của cá nhân, gia đình, hỗ trợ vốn để cải tạo, xây dựng lại nhà ở; Nhà
nước đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư công để
cho thuê, cho thuê mua.
Cá nhân có quyền có chỗ ở thông qua việc đầu tư xây dựng, mua, thuê mua,
thuê, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi, mượn, ở nhờ, quản lý
nhà ở theo ủy quyền và hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân có nhà ở hợp pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật
này có quyền sở hữu đối với nhà ở đó theo quy định của pháp luật.
Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
1) Tổ chức, cá nhân trong nước;
2) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc
tịch;
3) Tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật
này.
Điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt
Nam bao gồm:
1) Tổ chức, cá nhân trong nước được sở hữu nhà ở thông qua hình thức đầu tư
xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi
nhà ở; nhận nhà ở phục vụ tái định cư theo quy định của pháp luật; hình thức
khác theo quy định của pháp luật;
2) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được
sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất
đai;
3) Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở thông qua các hình thức
quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
Luật Nhà ở 2023 bỏ quy định về việc người mua, thuê mua nhà ở xã hội phải
đáp ứng điều kiện cư trú.
- Có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có
nhà ở xã hội;
- Nếu không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở
lên tại tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp là học sinh, sinh viên các học
viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú
công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập.)
Tuy nhiên, người mua, thuê mua nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở 2023 sẽ cần đáp
ứng điều kiện:
Điều kiện về nhà ở:
- Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương nơi có dự án nhà ở xã hội đó;
- Chưa được mua/thuê mua nhà ở xã hội;
- Chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở dưới mọi hình thức;
- Có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người
thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và
từng khu vực.
Điều kiện về thu nhập:
- Các đối tượng phải đáp ứng điều kiện về thu nhập theo quy định của Chính
phủ:
- Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị;
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm quy hoạch, bố trí diện tích đất, đầu
tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp
luật có liên quan.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách
nhiệm tổ chức xây dựng và phê duyệt chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp
tỉnh theo quy định của Luật này để triển khai thực hiện Chiến lược phát triển
nhà ở quốc gia.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng chương trình phát triển nhà ở cấp
tỉnh và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua. Sau khi được Hội đồng nhân
dân cùng cấp thông qua, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt và
triển khai thực hiện chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh;