* Cơ quan ban hành: Quốc hội
* Ngày ban hành: 23/11/2024
* Ngày có hiệu lực: 01/7/2025
* Văn
bản hết hiệu lực: Luật Di sản văn
hóa số 28/2001/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung
một số điều theo Luật số 32/2009/QH12.
* Nội dung chính:
Ngày 23/11/2024, Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa số
45/2024/QH15. Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý của Luật này:
1. Bổ sung Quỹ bảo
tồn di sản văn hóa:
- Quỹ bảo tồn di sản văn
hóa là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập và hoạt động
theo quy định của pháp luật để hỗ trợ kinh phí cho hoạt động bảo vệ
và phát huy giá trị di sản văn hóa chưa được ngân sách Nhà nước đầu tư, hỗ trợ
hoặc đầu tư chưa đủ, bao gồm:
* Bảo vệ di sản văn hóa phi vật
thể có nguy cơ mai một, thất truyền;
* Thực hiện các công trình, hạng
mục bảo quản, tu bổ, phục hồi, bảo vệ và phát huy giá trị di tích;
* Mua, đưa di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia, di sản tư liệu, tư liệu quý hiếm về di sản văn hóa phi vật thể có
nguồn gốc Việt Nam từ nước ngoài về nước;
* Mua di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia, di sản tư liệu có giá trị của Việt Nam để bổ sung cho các sưu tập của
bảo tàng, di tích.
- Nguồn tài chính của Quỹ được
hình thành trên cơ sở viện trợ, tài trợ, hỗ trợ, tặng cho của tổ
chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và các nguồn tài chính hợp
pháp khác ngoài ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. Ngân sách Nhà
nước không hỗ trợ kinh phí đối với các hoạt động của Quỹ.
- Quỹ bảo tồn di sản văn
hóa có tư cách pháp nhân; có con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc
Nhà nước, ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử
dụng các nguồn tài chính cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hóa. Kết thúc năm tài chính, số dư Quỹ (nếu có) được chuyển nguồn sang
năm sau để tiếp tục sử dụng cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị
di sản văn hóa.
2. Chính sách của
Nhà nước về di sản văn hóa như sau:
- Nhà nước giữ vai trò chủ đạo
trong bảo đảm và phát triển hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị
di sản văn hóa; huy động nguồn lực xã hội cho hoạt động bảo vệ và phát huy
giá trị di sản văn hóa của vùng, miền, của đồng bào dân tộc;
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa;
- Ưu tiên bố trí ngân sách Nhà
nước cho các hoạt động: Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đã
được UNESCO ghi danh hoặc công nhận;...
- Tôn vinh và có chính sách đãi
ngộ đối với nghệ nhân có tài năng xuất sắc;...
- Miễn, giảm vé tham quan, học
tập, nghiên cứu di sản văn hóa tại bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh
lam thắng cảnh thuộc sở hữu toàn dân đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, người
thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo;...
* Trách nhiệm thực hiện của địa phương:
- Trách nhiệm xây dựng thể
chế:
+ Ban hành văn bản mới:
a) Xây
dựng và ban hành theo thẩm quyền Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di
sản văn hoá trên địa bàn;
b) Ban
hành Quy chế phối hợp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá với
các địa phương có chung di sản văn hoá được xếp hạng, ghi danh, công nhận ở các
danh mục của quốc gia hoặc các danh sách, danh mục của UNESCO.
+ Bãi bỏ văn bản địa phương đã
ban hành: Không.
- Trách nhiệm khác: Không
b) Chịu
trách nhiệm toàn diện về hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị đối với
di sản văn hoá trên địa bàn được đưa vào các danh mục kiểm kê, di sản văn hoá
trên địa bàn được xếp hạng, ghi danh, công nhận trong các danh mục của quốc
gia, các danh sách, danh mục của UNESCO theo quy định của Luật này, quy định
khác của pháp luật có liên quan và quy định, hướng dẫn của UNESCO;
- Cơ quan tham mưu: Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch.