Luật Hộ tịch năm 2014 ra đời nhằm thực hiện cải cách hành chính theo tinh
thần Nghị quyết Trung ương 5, khóa X, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
giai đoạn 2010 - 2020, với quan điểm thực hiện việc phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương. Là cơ quan chuyên môn, tham mưu
giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực Hộ tịch, Sở Tư pháp tỉnh Hà Nam thường xuyên nắm bắt, giải đáp các vướng mắc
về nghiệp vụ chuyên môn cho công chức làm công tác hộ tịch ở cơ sở; chỉ đạo Phòng Tư pháp các huyện, thành phố kiểm tra
việc khắc phục hồ sơ, sổ sách trong công tác quản lý, đăng ký hộ tịch.
Năm 2019, đặc biệt sau Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Luật Hộ tịch năm
2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, trên địa bàn tỉnh
Hà Nam đã
thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký hộ tịch ngày càng có hiệu
quả, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Về quy
trình thực hiện đã bám sát trình tự, thủ tục theo quy định tại Quyết định số
2090/QĐ-UBND ngày 04/12/2017 của UBND tỉnh Hà Nam về việc công bố TTHC thuộc thẩm
quyền giải quyết của UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Nam và Quyết định số
2089/QĐ-UBND ngày 04/12/2017 của UBND tỉnh Hà Nam về việc công bố TTHC thuộc thẩm
quyền giải quyết của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hà Nam. UBND cấp huyện và cấp xã đã chủ động triển khai,
áp dụng đồng bộ, thống nhất và đạt được những kết quả tích cực, cụ thể: các
TTHC được cải cách, đơn giản hoá và cắt giảm nhiều giấy tờ, tạo điều kiện thuận
lợi tối đa cho người dân; các sự kiện hộ tịch của cá nhân cơ bản được đăng ký đầy
đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác, qua đó góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước.
Thực hiện cơ chế một
cửa, một cửa liên thông trên địa bàn toàn tỉnh, UBND các huyện, thành phố đã bố
trí 01 công chức tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm hành chính công huyện,
thành phố và tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - UBND cấp huyện; bố trí 116
công chức Tư pháp - Hộ tịch tại 116 xã, phường, thị trấn thực hiện việc giải
quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - UBND cấp xã. Từ ngày 01/01/2019 đến 31/10/2019, trên địa bàn toàn tỉnh
đã cấp 6.878 mã số định danh cho công dân; tổng số 38.289 sự kiện hộ tịch đã được
thực hiện trên Phần mềm quản lý hộ tịch điện tử, trong đó: Đăng ký khai sinh: 20.418 việc; Đăng ký khai tử:
4.895 việc; Đăng ký kết hôn: 4.926 việc; Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: 7.80 việc; Thay đổi, bổ sung, cải chính hộ
tịch: 165 việc; Nhận cha, mẹ, con: 73 việc; Đăng ký giám hộ: 10 việc...
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 72
Luật Hộ tịch năm 2014 thì: “Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã phải có
các tiêu chuẩn sau đây:a) Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi
dưỡng nghiệp vụ hộ tịch;”. Thực hiện Quyết
định số 2247/QĐ-BTP ngày 25/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Chương
trình bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho công chức làm công tác hộ tịch; Kế hoạch số 431/KH-UBND ngày 19/3/2015 của UBND tỉnh triển khai
thi hành Luật Hộ tịch năm 2014, Công văn số
742/BTP-TCCB ngày 12/3/2018 của Bộ Tư pháp về việc bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch
cho công chức làm công tác hộ tịch, từ ngày 19/10/2019 đến
ngày 03/11/2019, Sở Tư pháp đã phối hợp với Học viện Tư pháp tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho 122 công chức làm công
tác hộ tịch trên địa bàn tỉnh đảm bảo theo đúng
lộ trình Kế hoạch số 431/KH-UBND đặt ra
là “Trước ngày 31/12/2019, bảo đảm 100%
công chức làm công tác hộ tịch đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định của Luật Hộ tịch”.
Việc thực hiện liên
thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ
bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi vẫn được các huyện, thành phố đảm bảo theo
đúng Quyết định số 53/2014/QĐ-UBND ngày 20/12/2014 của UBND tỉnh Hà Nam. Thực hiện Công
văn số 2823/BTP-CNTT ngày 29/7/2019 của Bộ Tư pháp về việc kết nối, liên thông
dữ liệu hộ tịch và Công văn số 2973/UBND-NC ngày 09/10/2019 của UBND tỉnh Hà
Nam về việc triển khai kết nối, liên thông dữ liệu đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo
hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn tỉnh Hà Nam, từ ngày 16/10/2019, trên địa bàn tỉnh Hà Nam triển khai
việc chuyển dữ liệu
điện tử đăng ký khai sinh của trẻ dưới 6 tuổi đã hoàn thành đăng ký khai sinh tại
đơn vị sang Cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền để thực hiện quy trình cấp thẻ bảo hiểm y tế. Thông qua đó, rút ngắn
thời gian giải quyết thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Nhằm từng bước xây dựng
và tạo lập dữ liệu cho Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, đảm bảo triển
khai áp dụng thống nhất, có sự kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ
quan đăng ký, quản lý hộ tịch trên phạm vi toàn quốc và đồng bộ các thông tin
cơ bản của cá nhân với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo yêu cầu của pháp
luật về hộ tịch, trên cơ sở Công
văn số 1437/BTP-CNTT ngày 25/4/2019 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn số hóa Sổ hộ tịch, Sở
Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 2260/KH-UBND ngày 02/8/2019 triển khai thực hiện số hoá dữ liệu
hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh Hà Nam, đồng thời, hướng dẫn Phòng Tư pháp
các huyện, thành phố thực hiện việc số hoá Sổ hộ tịch và cập nhật dữ liệu hộ tịch
lịch sử. Cụ thể: Thực hiện việc chuyển đổi dữ liệu hộ tịch
từ sổ giấy (đối với những dữ liệu được hình thành từ năm 2016 trở về trước)
sang dữ liệu số theo 3 giai đoạn.
Năm
2019: Tiến hành chuyển đổi dữ liệu hộ tịch từ sổ giấy sang dữ liệu số đối với
toàn bộ dữ liệu hộ tịch đã đăng ký từ ngày 01/01/2016 đến hết ngày 31/10/2016.
Năm
2020: tiến hành chuyển đổi dữ liệu hộ tịch từ sổ giấy sang dữ liệu số đối với
toàn bộ dữ liệu hộ tịch đã đăng ký từ năm 2006 đến hết năm 2015.
Năm
2021: tiến hành chuyển đổi dữ liệu hộ tịch từ sổ giấy sang dữ liệu số đối với
toàn bộ dữ liệu hộ tịch đã đăng ký từ năm 2005 trở về trước.
Với nguyên tắc dữ liệu hộ tịch do cấp nào tạo lập (đăng ký)
thì cấp đó thực hiện việc số hóa. Trường hợp sổ hộ tịch do UBND cấp xã đăng ký
nhưng lưu tại 02 cấp (cấp xã và cấp huyện) thì cấp xã là đơn vị có trách nhiệm
thực hiện việc số hóa. Đối với dữ liệu mà theo lịch sử hiện không xác định được
cơ quan tạo lập (do chia tách, sáp nhập địa giới hành chính hoặc sổ hộ tịch hiện
chỉ còn lưu ở 01 cấp hành chính) thì cấp lưu sổ hộ tịch thực hiện việc số hóa.
Việc triển khai thực hiện đòi hỏi phải bám sát các mục tiêu,
nhiệm vụ và thực tiễn của địa phương, nghiêm túc, đúng tiến độ và có hiệu quả. Việc chuyển đổi dữ liệu hộ tịch từ sổ giấy sang dữ liệu số phải bảo đảm
chính xác, đầy đủ, phục vụ tốt cho việc tra cứu và sử dụng thông tin.
Với nhiệm vụ trọng tâm năm 2020, phòng Hành chính tư
pháp sẽ tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hộ tịch,
đặc biệt là việc thực hiện triển khai số hóa Sổ hộ tịch theo Công văn số
1437/BTP-CNTT ngày 25/4/2019 của Bộ Tư pháp, Kế
hoạch số 2260/KH-UBND ngày 02/8/2019 của UBND tỉnh đối
với toàn bộ dữ liệu hộ tịch đã đăng ký từ năm
2006 đến hết năm 2015. Nâng cao hiệu quả công
tác hành chính tư pháp, giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật các việc
liên quan trực tiếp đến công dân. Từ
đó giúp người dân thuận tiện hơn trong việc yêu cầu giải quyết các việc hộ tịch,
đem lại sự hài lòng cho người dân./.