Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thông tư số 21/2020/TT-BCT quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực

Giới thiệu văn bản mới Thông tư của các Bộ, ngành Trung ương  
Thông tư số 21/2020/TT-BCT quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực

* Cơ quan ban hành: Bộ Công thương

* Ngày ban hành: 09/9/2020

* Ngày có hiệu lực: 26/10/2020

* Văn bản bị thay thế: Thông tư số 36/2018/TT-BCT ngày 16 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi cấp giấy phép hoạt động điện lực và Thông tư số 15/2019/TT-BCT ngày 26 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi Khoản 1 và Khoản 4 Điều 12 của Thông tư số 36/2018/TT-BCT ngày16 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực.

* Nội dung chính:

Thời hạn tối đa trong giấy phép hoạt động điện lực cấp cho đơn vị hoạt động điện lực: giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực là 5 năm, Truyền tải điện là 20 năm, Phân phối điện và Bán buôn điện, bán lẻ điện là 10 năm…

Thông tư quy định trình tự, thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực trong từng lĩnh vực, bao gồm thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực,  trong lĩnh vực phát điện, lĩnh vực truyền tải điện, phân phối điện, lĩnh vực bán buôn điện, bán lẻ điện; Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực.

Chậm nhất trước 15 ngày làm việc kể từ ngày dự kiến chính thức vận hành thương mại, tổ chức tham gia hoạt động phát điện phải nộp đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực. Đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bô ̣Công Thương va Cuc Điều tiết điện lực: Thực hiện trên Cổng Dic̣ h vụ công trực tuyến tại địa chỉ https://dichvucong.moit.gov.vn Trong trường hợp hồ sơ điện tử có dung lượng lớn hoặc các tài liệu theo quy định của pháp luật không được gửi qua mạng thông tin điện tử thì có thể gửi trực tiếp hoặc qua đường dịch vụ bưu chính. Đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thực hiện gửi trực tiếp, qua đường dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực (nếu có).

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp hoặc uỷ quyền cho Sở Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với các lĩnh vực sau: Hoạt động phát điện đối với nhà máy điện có quy mô công suất dưới 03 MW đặt tại địa phương; Hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV tại địa phương; Hoạt động bán lẻ điện đến cấp điện áp 0,4 kV tại địa phương; Tư vấn chuyên ngành điện lực, bao gồm: Tư vấn thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký doanh nghiệp tại địa phương; Tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký doanh nghiệp tại địa phương.

* Thủ tục hành chính do địa phương thực hiện: Không quy định trực tiếp

* Trách nhiệm thực hiện của địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không quy định trực tiếp

- Trách nhiệm khác: Trước ngày 01 tháng 3 hàng năm, Sở Công Thương báo cáo Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tình hình cấp giấy phép hoạt động điện lực tại địa phương của năm trước theo Mẫu 5 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này bằng phương thức gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi qua hệ thống thư điện tử.        

- Cơ quan tham mưu thực hiện: Bộ Công thương

Tin liên quan