Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thông tư số 03/2023/TT-BKHCN ngày 15/5/2023 hướng dẫn xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ đổi mới ...

Giới thiệu văn bản mới Thông tư của các Bộ, ngành Trung ương  
Thông tư số 03/2023/TT-BKHCN ngày 15/5/2023 hướng dẫn xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia

* Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ

* Ngày ban hành: 15/5/2023

* Ngày có hiệu lực: 01/7/2023

* Nội dung chính:

Thông tư này hướng dẫn xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 04/2021/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là Điều lệ Quỹ).

Thông tư này áp dụng đối với Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (sau đây viết tắt là Quỹ), doanh nghiệp tham gia các hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ (sau đây viết tắt là doanh nghiệp) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều kiện xóa nợ gốc cho DN vay vốn từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia: Theo đó, doanh nghiệp gặp rủi ro đã hoàn thành việc phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành được xem xét xóa nợ gốc đối với khoản vay từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia.

Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia đề nghị xóa nợ gốc của doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Thuộc đối tượng quy định như trên;

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong hợp đồng;

- Khoản nợ của doanh nghiệp đã hoặc chưa được áp dụng biện pháp xử lý rủi ro để thu hồi nợ gốc, nhưng doanh nghiệp vẫn còn phần nợ gốc còn lại chưa thu hồi được;

- Có đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Hồ sơ đề nghị xóa nợ gốc cho doanh nghiệp vay vốn từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia: Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia chuẩn bị hồ sơ đề nghị xóa nợ gốc bao gồm:

- Văn bản đề xuất xử lý rủi ro của Quỹ gồm các nội dụng cơ bản: tình hình sẳn xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình trả nợ (gốc, lãi) theo hợp đồng;

- Biên bản xác nhận mức thiệt hại về vốn và tài sản của doanh nghiệp (không cần có xác nhận của doanh nghiệp);

- Kiến nghị việc xử lý rủi ro cho một phần hay toàn bộ giá trị ghi sổ kế toán của khoản nợ;

- Quyết định của cơ quan thi hành án về việc thi hành quyết định tuyên bố bị phá sản.

- Các văn bản, tài liệu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

* Trách nhiệm thực hiện của địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: 

+ Ban hành văn bản mới: Không.

+ Bãi bỏ văn bản địa phương đã ban hành: Không.

- Trách nhiệm khác: Không

- Cơ quan tham mưu: Sở Khoa học và Công nghệ.

Tin liên quan