Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập...

Giới thiệu văn bản mới Thông tư của các Bộ, ngành Trung ương  
Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục

* Cơ quan ban hành: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

* Ngày ban hành:  31/12/2021.

* Ngày có hiệu lực: 15/02/2022.

* Văn bản quy phạm pháp luật bị thay thế:

Thông tư này thay thế các quy định đối với nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục tại Điều 14, Điều 15 Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 6 năm 2015 ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động trường mầm non tư thục và Điều 1 Thông tư số 13/2018/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 5 năm 2018 về sửa đổi bổ sung điều 14 của Quy chế tổ chức, hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

* Nội dung chính:

Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục.

Quy chế này quy định vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và quản lý nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục (được gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non độc lập); tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; tài chính, tài sản; giáo viên và nhân viên; người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; trẻ em; trách nhiệm của các cấp quản lý và cơ sở giáo dục mầm non độc lập.

Quy chế này áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục mầm non.

Đối với nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ: Người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ theo sự thỏa thuận, phân công của chủ nhóm trẻ.

Tiêu chuẩn người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ thực hiện theo quy định của Chính phủ về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Nhiệm vụ

- Bảo vệ an toàn về thể chất và tinh thần của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ;

- Thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non;

- Đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em;

- Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em; chủ động phối hợp với gia đình của trẻ em để thực hiện mục tiêu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

- Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

- Thực hiện quy định của nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ và các quy định khác của pháp luật.

* Đối với  nhóm trẻ độc lập quy mô trên 07 trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập thì Cơ cấu, tổ chức  bao gồm: chủ cơ sở; quản lý chuyên môn; giáo viên, nhân viên (nếu có) và các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

* Quy định về Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em: bảo đảm mỗi nhóm, lớp một phòng; diện tích ít nhất 1,5 m2/trẻ em nhưng không nhỏ hơn 24m2;

Phòng vệ sinh: bảo đảm mỗi nhóm, lớp một phòng; diện tích ít nhất 0,4m2/trẻ em; trang bị các thiết bị vệ sinh được lắp đặt phù hợp với độ tuổi. Trường hợp phòng vệ sinh sử dụng chung phải liên kết với phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em bằng hành lang giao thông, thuận tiện cho sử dụng và dễ quan sát;

Chỗ chơi (trong nhà) diện tích ít nhất 0,5m2/trẻ em hoặc sân chơi (ngoài trời) diện tích ít nhất 1,0m2/trẻ em;

Những nơi có tổ chức ăn cho trẻ em, nhà bếp diện tích ít nhất 0,3 m2/trẻ em nhưng không nhỏ hơn 10m2; độc lập hoặc có cửa ngăn cách với phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

Có phòng vệ sinh riêng cho giáo viên, nhân viên;

Chấn song cửa sổ, lan can cầu thang và các thiết bị điện bảo đảm an toàn;

 Có đủ nước uống và nước sinh hoạt hằng ngày cho trẻ em, chất lượng nguồn nước bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định.

* Thủ tục hành chính do địa phương thực hiện: Không

* Trách nhiệm thực hiện của địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế:

+ Ban hành văn bản mới: Không.

+ Bãi bỏ văn bản địa phương đã ban hành: Không.

- Trách nhiệm khác:

Tin liên quan