* Cơ quan ban hành: Bộ trưởng Bộ Tài
chính.
* Ngày ban hành: 29/06/2022.
* Ngày có hiệu lực: 15/8/2022.
* Văn bản quy phạm pháp luật bị thay thế:
* Nội dung chính:
Thông tư này quy định
về giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính, gồm:
Tiêu chuẩn, hồ sơ, trình tự, thủ tục bổ nhiệm,
miễn nhiệm giám định viên tư pháp và việc cấp, thu hồi thẻ giám định viên tư
pháp trong lĩnh vực tài chính; công nhận, hủy bỏ công nhận, đăng tải danh sách
người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính.
Áp dụng quy chuẩn chuyên môn, quy trình thực
hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính; chuẩn bị, thực hiện giám định;
thời hạn giám định tư pháp; kết luận giám định tư pháp; lập, lưu trữ hồ sơ giám
định tư pháp trong lĩnh vực tài chính và các nội dung khác liên quan đến giám định
tư pháp trong lĩnh vực tài chính.
Điều kiện về cơ sở vật
chất của Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc
trong lĩnh vực tài chính; lập công bố danh sách tổ chức giám định tư pháp theo
vụ việc trong lĩnh vực tài chính; việc tiếp nhận, thực hiện trưng cầu giám định
tư pháp của Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc
trong lĩnh vực tài chính.
Giám định tư pháp
trong lĩnh vực tài chính bao gồm:1. Giám định tư pháp về kế toán, kiểm toán; 2.
Giám định tư pháp về giá; 3. Giám định tư pháp về chứng khoán; 4. Giám định tư
pháp về thuế; 5. Giám định tư pháp về hải quan; 6. Giám định tư pháp về tài sản
công; 7. Giám định tư pháp về tài chính doanh nghiệp; 8. Giám định tư pháp về
các lĩnh vực tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Việc lựa chọn giám định
viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, Văn phòng giám định tư
pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định phải phù hợp với
đối tượng, nội dung trưng cầu giám định, đáp ứng các quy định tại Luật Giám định
tư pháp, hướng dẫn tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan đến giám định tư pháp.
Việc cử cán bộ, công
chức là giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc; việc phân
công người của Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ
việc thực hiện giám định phải đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định
của pháp luật.
Theo đó, tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp, lựa
chọn người giám định tư pháp theo vụ việc như sau:
Công dân Việt Nam thường
trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư
pháp và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư
pháp được xem xét bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính.
Công dân Việt Nam thường
trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Giám định
tư pháp được xem xét lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
Trong trường hợp người
không có trình độ đại học theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Giám định tư
pháp nhưng có kiến thức chuyên môn sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về
lĩnh vực cần giám định thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp
theo vụ việc.
* Thủ tục hành chính do địa phương thực hiện: Không
* Trách nhiệm thực hiện của địa phương:
- Trách nhiệm xây dựng thể chế:
+ Ban hành văn bản mới: Không.
+ Bãi bỏ văn bản địa phương đã ban hành: Không.
- Trách nhiệm khác: