* Ngày ban hành: 31/12/2023.
* Ngày có hiệu lực: 28/02/2024
* Văn bản quy phạm pháp
luật bị thay thế:
* Nội dung chính:
Thông
tư này quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Ngân hàng gồm các
nội dung sau: đối tượng thi đua, khen thưởng; trách nhiệm tổ chức phong trào
thi đua; tiêu chuẩn danh hiệu Lao động tiên tiến, Tập thể lao động tiên tiến,
Tập thể lao động xuất sắc, Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước, hình thức khen
thưởng Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giấy khen, Kỷ niệm chương
“Vì sự nghiệp Ngân hàng Việt Nam”; thẩm quyền quyết định khen thưởng, thủ tục
đề nghị khen thưởng; thời gian nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng; Hội đồng Thi đua
khen thưởng và Hội đồng sáng kiến các cấp; quyền và nghĩa vụ của tập thể, cá
nhân được khen thưởng.
Danh
hiệu “Lao động tiên tiến” được xét tặng hằng năm cho các cá nhân trong ngành
Ngân hàng chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, quy định, quy chế của ngành Ngân hàng, địa phương, của đơn vị và đạt các
tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Thi đua, khen thưởng.
Danh
hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” được xét tặng hằng năm cho các tập thể trong
ngành Ngân hàng đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Thi
đua, khen thưởng.
Danh
hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được xét tặng hằng năm cho các tập thể trong
ngành Ngân hàng, được lựa chọn trong số các tập thể đạt danh hiệu “Tập thể lao
động tiên tiến” và đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật
Thi đua, khen thưởng.
Danh
hiệu “Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước” được xét tặng hằng năm cho tập thể
chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định
của Ngân hàng Nhà nước, của đơn vị và địa phương, dẫn đầu phong trào thi đua
của Khối, Cụm thi đua và đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 26
Luật Thi đua, khen thưởng.
Danh
hiệu “Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước” được tặng cho các tập thể dẫn đầu
phong trào thi đua theo chuyên đề do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phát động có
thời gian thực hiện từ 3 năm trở lên khi tổng kết phong trào thi đua.
“Bằng
khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân gương
mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy
định, quy chế của ngành Ngân hàng, địa phương, của đơn vị và đạt một trong các
tiêu chuẩn quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 74 Luật Thi đua, khen
thưởng.
Giấy
khen được tặng cho cá nhân trong ngành Ngân hàng có phẩm chất đạo đức tốt,
gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, quy định, quy chế của cơ quan, đơn vị, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
Hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao trở lên, có thành tích trong phong trào thi đua do
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Thủ trưởng đơn vị phát động;
Lập
được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất có phạm vi ảnh hưởng ở một trong
các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.
Giấy
khen được tặng cho tập thể trong ngành Ngân hàng gương mẫu chấp hành tốt chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định, quy chế của cơ
quan, đơn vị, nội bộ đoàn kết, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập
thể, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
Đơn
vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trở lên, có thành tích trong phong trào
thi đua do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Thủ trưởng đơn vị phát động;
Lập
được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất có phạm vi ảnh hưởng ở một trong
các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.
Kỷ
niệm chương “Vì sự nghiệp Ngân hàng Việt Nam” (sau đây gọi là Kỷ niệm chương)
là hình thức khen thưởng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để ghi nhận sự cống
hiến của cá nhân trong và ngoài ngành Ngân hàng có nhiều đóng góp vào quá trình
phát triển của ngành Ngân hàng Việt Nam.
* Thủ tục hành chính do
địa phương thực hiện: Không
* Trách nhiệm thực hiện của địa phương:
- Trách nhiệm xây dựng thể chế:
+ Ban hành văn bản mới: Không.
+ Bãi bỏ văn bản địa phương đã ban hành: Không.
- Trách nhiệm khác: