Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thông tư 21/2022/TT-BGTVT quy định về quản lý, bảo trì công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa do Bộ trưở...

Giới thiệu văn bản mới Thông tư của các Bộ, ngành Trung ương  
Thông tư 21/2022/TT-BGTVT quy định về quản lý, bảo trì công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

* Cơ quan ban hành: Bộ trưởng Bộ Tài chính.

* Ngày ban hành: 22/08/2022.

* Ngày có hiệu lực: 01/11/2022.

* Văn bản quy phạm pháp luật bị thay thế:

* Nội dung chính:

Ngày 22/8/2022, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư 21/2022/TT-BGTVT quy định về quản lý, bảo trì công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.

Cụ thể, công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, bao gồm: luồng đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ luồng; cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu, âu tàu, công trình đưa phương tiện qua đập thác; kè, đập giao thông; báo hiệu đường thủy nội địa và các công trình phụ trợ: mốc cao độ, mốc tọa độ, mốc chỉ giới hành lang bảo vệ luồng, nhà trạm; công trình, vật dụng kiến trúc, thiết bị phục vụ trực tiếp công tác quản lý, bảo trì và khai thác giao thông đường thủy nội địa (bao gồm cả hệ thống công nghệ).

Trong đó, trình tự thực hiện bảo trì công trình đường thủy nội địa như sau: Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình đường thủy nội địa; Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình đường thủy nội địa; Thực hiện bảo trì công trình đường thủy nội địa và quản lý chất lượng công việc bảo trì; Đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa; Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình đường thủy nội địa.

Đồng thời, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chịu trách nhiệm lập kế hoạch và dự kiến kinh phí bảo trì công trình đường thủy nội địa hàng năm và theo kỳ kế hoạch khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, trình Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt.Trong đó, công tác quản lý công trình đường thủy nội địa bao gồm các nội dung:

- Kiểm tra định kỳ, đột xuất công trình nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu xuống cấp, những hư hỏng và vi phạm về bảo vệ công trình, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý.

- Quan trắc, theo dõi tình hình mực nước, chế độ thủy văn; (Hiện hành còn bao gồm chế độ khí tượng)

Theo dõi hành trình, lưu lượng phương tiện vận tải thủy và tổng hợp số liệu dưới dạng báo cáo; vẽ biểu đồ.

- Theo dõi số vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa, phối hợp xác định nguyên nhân, thiệt hại ban đầu của vụ tai nạn; phối hợp để tìm kiếm, cứu nạn. (Hiện hành còn bao gồm giải quyết tai nạn giao thông theo thẩm quyền).

- Lập hồ sơ các vị trí nguy hiểm, các vật chướng ngại, theo dõi và xử lý.

- Tổ chức đảm bảo giao thông; thông tin liên lạc; phòng chống thiên tai và xử lý các sự cố bất thường liên quan đến công trình.

- Tổ chức, phối hợp bảo vệ kết cấu hạ tầng.

- Cập nhật các dữ liệu có liên quan về công trình.

* Thủ tục hành chính do địa phương thực hiện: Không

* Trách nhiệm thực hiện của địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế:

+ Ban hành văn bản mới: Không.

+ Bãi bỏ văn bản địa phương đã ban hành: Không.

- Trách nhiệm khác:

Tin liên quan