* Ngày ban hành: 30/09/2024.
* Ngày có hiệu lực: 15/11/2024
* Văn bản quy phạm pháp
luật bị thay thế:
* Nội dung chính:
Thông tư này quy định kỹ
thuật điều tra, đánh giá, xác định thiệt hại và lập hồ sơ bồi thường thiệt hại
về môi trường do sự cố tràn dầu xảy ra trong vùng biển Việt Nam.
Thông tư này áp dụng đối
với cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều
tra, đánh giá, xác định thiệt hại và lập hồ sơ bồi thường thiệt hại về môi
trường do sự cố tràn dầu xảy ra trong vùng biển Việt Nam
Theo đó, Các bước điều
tra, đánh giá, xác định thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển
1. Lập kế hoạch điều
tra, đánh giá, xác định thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển.
2. Thu thập thông tin,
tài liệu, dữ liệu phục vụ điều tra, đánh giá, xác định thiệt hại về môi trường
do sự cố tràn dầu trên biển.
3. Điều tra, đánh giá
mức độ ô nhiễm phục vụ đánh giá thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên
biển.
4. Đánh giá thiệt hại về
môi trường do sự cố tràn dầu trên biển.
5. Thẩm định kết quả
điều tra, xác định thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển.
Trong đó, nội dung đánh
giá thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển bao gồm:
- Nội dung đánh giá
thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu gây ra:
+ Xác định phạm vi, diện
tích, độ sâu, thể tích khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái;
+ Xác định số lượng
thành phần môi trường bị suy giảm, các loại hình hệ sinh thái, các loài bị
thiệt hại nằm trong đối tượng bị thiệt hại quy định dưới đây;
+ Xác định mức độ thiệt
hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, các loài nằm trong đối tượng
bị thiệt hại quy định dưới đây.
- Đối tượng bị thiệt hại
do sự cố tràn dầu trên biển gây ra:
+ Thành phần môi trường:
môi trường nước biển; môi trường trầm tích, đất ven biển;
+ Hệ sinh thái bao gồm:
rừng ngập mặn; hệ sinh thái rạn san hô; hệ sinh thái cỏ biển;
+ Các loài động vật,
thực vật phân bố tại Việt Nam bị chết thuộc danh mục: loài nguy cấp, quý, hiếm
được ưu tiên bảo vệ; loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục của CITES.
* Thủ tục hành chính do
địa phương thực hiện: Không
* Trách nhiệm thực hiện
của địa phương:
- Trách nhiệm xây dựng
thể chế:
+ Ban hành văn bản mới: Không.
+ Bãi bỏ văn bản địa
phương đã ban hành: Không.
- Trách nhiệm khác: