Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thông tư 17/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về biện pháp lâm sinh.

Giới thiệu văn bản mới Thông tư của các Bộ, ngành Trung ương  
Thông tư 17/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về biện pháp lâm sinh.

* Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

* Ngày ban hành: 27/10/2022.

* Ngày có hiệu lực: 12/12/2022.

* Văn bản quy phạm pháp luật bị thay thế:

* Nội dung chính:

Ngày 27/10/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư 17/2022/TT-BNNPTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông ngiệp và Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh.

Theo quy định mới, cần khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên đối với: Rừng do khai thác kiệt; nương rẫy bỏ hoang, đất có trảng cỏ, cây bụi xen cây gỗ và bãi bồi cửa sông, vùng ven biển có mật độ cây tái sinh mục đích đạt chiều cao trên 0,5 m lớn hơn 500 cây/ha; đất ngập phèn có cây tái sinh mục đích lớn hơn 1000 cây/ha. Mật độ cây tái sinh mục đích phân bố tương đối đều trên toàn diện tích hoặc có các khoảng trống dưới 1000 m2. Trong đó, các biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên được quy định cụ thể hơn:

Thứ nhất, đối với rừng đặc dụng (phân khu bảo vệ nghiêm ngặt): Bảo vệ, chống chặt phá cây tái sinh mục đích hiện có; phòng cháy, chữa cháy rừng.

Thứ hai, đối với rừng đặc dụng (phân khu phục hồi sinh thái), rừng phòng hộ, rừng sản xuất: Bảo vệ, chống chặt phá cây tái sinh mục đích hiện có; phòng cháy, chữa cháy rừng; phát dọn dây leo, cây bụi và chặt bỏ cây cong queo, sâu bệnh, cây phi mục đích; sửa chồi gốc và tỉa bớt chồi xấu, để lại mỗi gốc không quá 02 chồi và thực hiện vệ sinh rừng…

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng đối tượng rừng phòng hộ và chọn loài cây trồng để xác định mật độ trồng phù hợp, đảm bảo mật độ của loài cây trồng chính phải từ 600 cây/ha trở lên thay vì chỉ 400 cây/ha như quy định cũ.

Rừng trồng thành thục sinh học là rừng có tối thiểu 70% số cây rừng đạt tuổi thành thục tự nhiên, khi đó lượng tăng trưởng bình quân hàng năm về trữ lượng của cây rừng tiến dần đến không (nhỏ hơn một phần nghìn);

Cây trồng chính: Là loài cây thân gỗ được trồng phù hợp với mục đích sử dụng rừng

Rừng lá rộng rụng lá (rừng Khộp) không có khả năng phục hồi thành rừng có giá trị kinh tế, có các chỉ số: Cấu trúc tầng tán rừng đã bị phá vỡ, độ tàn che vào giữa mùa mưa dưới 0,3; số lượng cây thân gỗ mục đích, chất lượng tốt dưới 50 cây/ha; trữ lượng cây có đường kính tại vị trí 1,3 m từ 06 cm trở lên dưới 30 m3/ha; số lượng cây thân gỗ tái sinh mục đích, chất lượng tốt có chiều cao trên 01 m dưới 700 cây/ha. Mật độ cây thân gỗ và cây tái sinh mục đích phân bố không đều trên toàn diện tích.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 12/12/2022.

 * Thủ tục hành chính do địa phương thực hiện: Không

* Trách nhiệm thực hiện của địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế:

+ Ban hành văn bản mới: Không.

+ Bãi bỏ văn bản địa phương đã ban hành: Không.

- Trách nhiệm khác:

Tin liên quan