Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Quyết định số 48/2022/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2022 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ c...

Giới thiệu văn bản mới Văn bản QPPL của tỉnh Hà Nam  
Quyết định số 48/2022/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2022 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam

* Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam

* Ngày ban hành: 29/9/2022

* Ngày có hiệu lực: 15/10/2022

* Văn bản bị thay thế:

- Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh;

- Quyết định số 42/2017/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc bổ sung, bãi bỏ một số quy định về kiểm soát thủ tục hành chính trong một số Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam;

- Quyết định số 2462/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc đổi tên và sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Hành chính công tỉnh Hà Nam thành Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Hà Nam.

* Nội dung chính:

Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; bộ máy tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.  Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh về: Chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; kiểm soát thủ tục hành chính; tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của địa phương; tổ chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức về hoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đầu mối Cổng Thông tin điện tử, kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; quản lý Công báo và phục vụ các hoạt động chung của Ủy ban nhân dân tỉnh; giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền; quản lý công tác quản trị nội bộ của Văn phòng; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ngoại vụ, dân tộc. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

Cơ cấu tổ chức và biên chế:

- Lãnh đạo Văn phòng gồm: Chánh Văn phòng và không quá 04 Phó Chánh Văn phòng.

+  Chánh Văn phòng là Ủy viên Uỷ ban nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu, là người đứng đầu Văn phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.

+  Phó Chánh Văn phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh Văn phòng, giúp Chánh Văn phòng thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Chánh Văn phòng phân công và chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Chánh Văn phòng vắng mặt, một Phó Chánh Văn phòng được Chánh Văn phòng ủy nhiệm thay Chánh Văn phòng điều hành các hoạt động của Văn phòng. Phó Chánh Văn phòng không kiêm nhiệm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Văn phòng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

+ Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của Đảng và Nhà nước.

- Cơ cấu tổ chức của Văn phòng: Phòng Tổng hợp; Phòng Kinh tế; Phòng Giao thông - Xây dựng; Phòng Nông nghiệp - Tài nguyên và Môi trường; Phòng Văn xã - Ngoại vụ; Phòng Hành chính - Quản trị; Ban Tiếp công dân - Nội chính; Trung tâm Phục vụ Hành chính công - Kiểm soát thủ tục hành chính.

* Trách nhiệm thực hiện của địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không.

+ Ban hành văn bản mới: Không.

+ Bãi bỏ văn bản địa phương đã ban hành: Không.

- Trách nhiệm khác: Không

- Cơ quan chủ trì tham mưu tổ chức thực hiện: Văn phòng UBND tỉnh.

Tin liên quan