* Cơ quan ban
hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam
* Ngày ban hành: 21/8/2024
* Ngày có hiệu lực: 04/9/2024
* Văn bản bị thay thế: Quyết định số 40/2019/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban
hành Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử tại các cơ
quan hành chính nhà nước tỉnh Hà Nam.
* Nội dung chính:
Quyết
định này quy định về việc tiếp nhận, xử lý, phát hành
và quản lý văn bản điện tử giữa các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn
tỉnh Hà Nam thông qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành tỉnh Hà Nam. Theo
đó, văn bản điện tử đã ký số theo quy định của pháp luật được gửi, nhận
qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành tỉnh Hà Nam có giá trị pháp lý như
bản gốc văn bản giấy.
Văn
bản điện tử không không được ký số được gửi, nhận qua Hệ thống quản lý văn bản
và điều hành tỉnh Hà Nam có giá trị để biết, tham khảo, không thay cho việc
gửi, nhận văn bản giấy.
Về nguyên tắc gửi, nhận văn bản điện tử:
-
Tuân thủ quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, về an toàn thông tin
mạng, về an ninh mạng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
-
Tất cả các văn bản điện tử thuộc thẩm quyền ban hành và giải quyết của các cơ
quan, đơn vị phải được gửi, nhận qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành, trừ
các trường hợp bên gửi hoặc bên nhận chưa có Hệ thống quản lý văn bản và điều
hành kết nối, liên thông với nhau.
-
Các cơ quan, đơn vị không phát hành văn bản giấy khi đã gửi văn bản điện tử
được ký số theo quy định, trừ các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
-
Bên nhận có quyền từ chối nhận văn bản điện tử nếu văn bản điện tử đó không bảo
đảm các nguyên tắc, yêu cầu về gửi, nhận và phải chịu trách nhiệm về việc từ
chối đó, đồng thời bên nhận phản hồi cho bên gửi được biết thông qua Hệ thống
quản lý văn bản và điều hành hoặc Trục liên thông văn bản quốc gia để xử lý
theo quy định.
-
Các loại văn bản điện tử gửi kèm văn bản giấy:
+
Văn bản gửi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Quy chế làm việc
của Chính phủ;
+
Văn bản gửi các bộ, ngành theo quy định của các bộ, ngành;
+
Văn bản, hồ sơ theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật;
+ Văn bản, hồ sơ có thành phần phức tạp, khó
khăn trong việc số hóa (bao gồm bản đồ, bản vẽ thiết kế, ấn phẩm, vật phẩm...).
* Trách
nhiệm thực hiện của địa phương:
- Trách nhiệm xây dựng thể chế:
+ Ban hành văn bản mới: Không.
+ Bãi bỏ văn bản địa phương đã ban
hành: Không.
- Trách nhiệm khác:
Không
- Cơ quan tham mưu: Sở Thông tin và Truyền thông