Thông
tư quy định rõ định mức chi phí bảo quản gạo như sau: Trường hợp bảo quản thường
xuyên, chi phí là 68.241 đồng/tấn.năm; trường hợp bảo quản lần đầu, mức chi phí
từ 118.538-219.977 đồng/tấn.năm.
Chi
phí bảo quản thường xuyên đối với: Thóc đổ rời và đóng bao áp suất thấp là
123.304 đồng/tấn.năm; Thóc đổ rời và đóng bao bảo quản kín bổ sung N2 nồng
độ ≥98% là 122.240 đồng/tấn.năm.
Đối
với muối ăn, chi phí bảo quản lần đầu là 139.877 đồng/tấn.năm; chi phí bảo quản
thường xuyên là 14.097 đồng/tấn.năm.
Chi
phí bảo quản thường xuyên nhà bạt cứu sinh thường như sau: Đối với nhà bạt 60,0
m2 mức chi phí là 457.553 đồng/bộ.năm; đối với nhà bạt 24,75 m2 mức
chi phí là 322.837 đồng/bộ.năm; đối với nhà bạt 16,5 m2 mức chi phí là 299.717
đồng/bộ.năm... Chi tiết định mức chi phí bảo quản các loại hàng dự trữ quốc gia
khác được quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
Định
mức chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp
quản lý được thực hiện chi cho các nội dung chi có liên quan đến công tác bảo
quản hàng dự trữ quốc gia theo danh mục nội dung định mức được quy định tại
Thông tư số 19/2024/TT-BTC ngày 22 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
quy định định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản hàng dự trữ quốc gia và định mức
hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản
lý.
Định
mức chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp
quản lý quy định nêu trên được áp dụng làm căn cứ để xây dựng dự toán và quản
lý chi phí, thực hiện kế hoạch bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
Thông
tư này thay thế Thông tư số 161/2015/TT-BTC ngày 15/10/2015 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính quy định về định mức chi phí bảo quản và định mức hao hụt hàng dự trữ
quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý.