Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Quy định của pháp luật đối với cách làm việc (qua mạng) online ở nhà như thế nào?

Hỗ trợ pháp lý cho DN Hỏi - Đáp pháp luật  
Quy định của pháp luật đối với cách làm việc (qua mạng) online ở nhà như thế nào?
Công ty tôi có 1 trường hợp nhân viên mới có bầu, do sức khỏe yếu nên bác sỹ có chỉ định hạn chế đi lại. Nhân viên đó xin nghỉ dài hạn. Tuy nhiên, nhân viên này vẫn làm việc online ở nhà. Như thế, công ty cần đáp ứng những gì để đảm bảo quyền lợi cho người lao động? Và việc người lao động nghỉ dài như thế có vi phạm gì không?

Trả lời: (Câu trả lời mang tính chất tham khảo)

Căn cứ Điều 185 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:

- Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nhận việc về làm thường xuyên tại nhà.

- Người lao động làm việc tại nhà theo hình thức gia công không thuộc đối tượng áp dụng của Bộ luật này.

Theo như thông tin công ty cung cấp thì hiện nay người lao động tuy nghỉ việc tại công ty nhưng vẫn làm việc tại nhà. Do đó, họ vẫn đảm bảo được yêu cầu công việc mà bên phía công ty giao cho họ.

Hiện tại pháp luật không quy định cụ thể về việc người lao động phải làm cố định thời gian ở công ty hay ở nhà hay ở một vị trí nhất định nào khác. Đây hoàn toàn là do sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nếu như người lao động vẫn làm việc cho công ty thì công ty vẫn có nghĩa vụ chi trả tiền lương và đóng BHXH đầy đủ cho họ.

Để đảm bảo quyền và lợi ích cho người lao động trong trường hợp này, người lao động cần ký một bản thỏa thuận đối với người sử dụng lao động về địa điểm làm việc và công việc của người lao động khi làm việc tại nhà là gì. Khi đó sẽ đảm bảo được quyền lợi của người lao động một cách chắc chắn nhất. Khi đã có được thỏa thuận này, người sử dụng lao động sẽ vẫn đóng BHXH cho người lao động cho đến khi họ nghỉ hưởng chế độ thai sản. Bở lẽ về bản chất, người lao động vẫn làm việc cho công ty tại thời điểm này.