Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại

Giới thiệu văn bản mới Nghị định của Chính phủ  
Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại

* Cơ quan ban hành: Chính phủ

* Ngày ban hành: 08/01/2020

* Ngày có hiệu lực: 24/02/2020

* Văn bản bị thay thế:

- Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh;

- Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh;

* Nội dung chính:

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan

Công việc Thừa phát lại được làm bao gồm: Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu; Lập vi bằng theo yêu cu của cá nhân, cơ quan, tổ chức; Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Để được bổ nhiệm Thừa phát lại cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn: Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt; Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật; Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bng tt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật; Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại…

Nghị định cũng quy định rõ trình tự, thủ tục bổ nhiệm Thừa phát lại. Theo đó, người đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa pháp lại sẽ nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm tại Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự. Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thừa phát lại. Trong thời hạn 30 ngày, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định về thành lập và hoạt động Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao.

* Thủ tục hành chính do địa phương thực hiện:

- Bổ nhiệm Thừa phát lại;

- Miễn nhiệm Thừa phát lại;

- Bổ nhiệm lại Thừa phát lại;

- Đăng ký hành nghề và cấp thẻ cho Thừa phát lại của Văn phòng Thừa phát lại;

- Đăng ký thành lập Văn phòng Thừa phát lại;

- Đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại;

- Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại;

- Chuyển đổi loại hình Văn phòng Thừa phát lại;

- Hợp nhất, sáp nhập Văn phòng Thừa phát lại;

- Chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại;

- Chấm dứt hoạt động Văn phòng Thừa phát lại.

* Trách nhiệm thực hiện của địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không

- Trách nhiệm khác: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại ở địa phương

* Cơ quan tham mưu: Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại ở địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.​


Tin liên quan