Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức

Giới thiệu văn bản mới Nghị định của Chính phủ  
Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức

* Cơ quan ban hành: Chính phủ.

* Ngày ban hành:  27/11/2020.

* Ngày có hiệu lực: 01/12/2020.

* Văn bản quy phạm pháp luật bị thay thế:

Nghị định 138/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 01/12/2020 và bãi bỏ toàn bộ các văn bản sau:

- Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

- Nghị định 93/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức

- Quyết định 27/2003/QĐ-TTg quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

* Nội dung chính:

Ngày 27/11/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

Nghị định này quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

Thi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau: Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung. Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy định tại điểm b khoản này, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2;  Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành.

Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau: Có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên. Trường hợp thi kết hợp phỏng vấn và viết thì người dự thi phải dự thi đủ phỏng vấn và viết; Có kết quả điểm thi tại vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại Điều 5 Nghị định này (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.

Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm tính theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người có kết quả điểm thi vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển.

Theo quy định mới, việc tuyển dụng công chức thông qua hình thức xét tuyển do cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định và được thực hiện riêng đối với từng nhóm đối tượng sau đây: Người cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học; Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.

Bên cạnh đó, Chính phủ quy định cụ thể những chính sách ưu đãi áp dụng đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ, như là:

Trước hết, được cử tham gia các khóa đào tạo tập trung trong nước, quốc tế đối với các chương trình phù hợp với ngành, nghề, lĩnh vực phù hợp với định hướng phát triển.

Tiếp theo, được đầu tư trang, thiết bị, phương tiện làm việc để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trường hợp cần thiết được đầu tư nguồn lực và các trang thiết bị đặc biệt để thực hiện các đề tài đã được cấp có thẩm quyền đánh giá là khả thi.

Đáng chú ý, được đặc cách nâng lương trước thời hạn hoặc đặc cách xét nâng ngạch công chức nếu có thành tích đặc biệt xuất sắc trong hoạt động công vụ hoặc được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong 03 năm liên tiếp kể từ ngày có quyết định tuyển dụng…

Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/12/2020.

* Thủ tục hành chính do địa phương thực hiện:

* Trách nhiệm thực hiện của địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không

+ Ban hành văn bản mới: Không.

+ Bãi bỏ văn bản địa phương đã ban hành: Không.

- Trách nhiệm khác: Không.

Tin liên quan