* Cơ quan ban
hành: Quốc hội
* Ngày ban hành: 17/02/2025
* Ngày có hiệu lực: 17/02/2025
* Nội
dung chính:
Ngày
17/02/2025, Quốc hội thông qua Luật số 62/2025/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Tổ chức Quốc hội 2014. Theo đó, khoản 5 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc
hội sửa đổi 2025 đã sửa đổi, bổ sung Điều 39 Luật Tổ chức Quốc
hội 2014 về việc tạm đình chỉ hoặc mất quyền đại biểu Quốc hội.
Cụ thể:
- Ủy ban thường vụ Quốc
hội xem xét, quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại
biểu Quốc hội trong các trường hợp sau đây:
+ Đại biểu Quốc hội bị
khởi tố bị can;
+ Trong quá trình xem
xét, xử lý hành vi vi phạm của đại biểu Quốc hội, có cơ sở xác định phải xử lý
kỷ luật từ cảnh cáo trở lên đối với đại biểu Quốc hội là cán bộ, công chức,
viên chức hoặc xử lý bằng pháp luật hình sự mà cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm
toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đã có văn bản đề nghị tạm đình chỉ
việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đối với đại biểu Quốc
hội đó.
- Đại biểu Quốc hội được
trở lại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu và khôi phục các lợi ích hợp
pháp khi cơ quan có thẩm quyền có quyết định, kết luận về việc không có vi
phạm, không xử lý kỷ luật, quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với
đại biểu đó hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật
tuyên đại biểu đó không có tội hoặc được miễn trách nhiệm hình sự.
Trường hợp đại biểu Quốc
hội bị xử lý kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ mà có thể xin thôi làm
nhiệm vụ đại biểu hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc cho
trở lại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu hay đề nghị Quốc hội bãi nhiệm
đại biểu Quốc hội.
- Đại biểu Quốc hội bị
kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án thì đương nhiên mất quyền đại biểu
Quốc hội kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.