Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Luật số 06/2022/QH15 Thi đua, khen thưởng

Luật số 06/2022/QH15 Thi đua, khen thưởng

* Cơ quan ban hành: Quốc hội

* Ngày ban hành: 15/6/2022

* Ngày có hiệu lực: 01/01/2024

* Nội dung chính:

Quốc hội thông qua Luật Thi đua, khen thưởng 2022 ngày 15/6/2022 tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV. Trong đó, nguyên tắc thi đua, khen thưởng có một số thay đổi, cụ thể:

- Về nguyên tắc trong thi đua

+ Tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch;

(So với hiện hành, bổ sung “minh bạch” trong thi đua)

+ Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.

- Về nguyên tắc trong khen thưởng

+ Chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời;

(So với hiện hành, bổ sung “minh bạch” trong khen thưởng)

+ Bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được;

(So với hiện hành, yêu cầu có thêm tính thống nhất đối với công trạng, thành tích đạt được; không còn yêu cầu “tính chất” khen thưởng)

+ Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó; (Điểm mới)

+ Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Điểm mới)

(So với hiện hành, không còn quy định về nguyên tắc kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất)

- Bảo đảm bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.

Luật Thi đua, khen thưởng 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 thay thế Luật Thi đua, khen thưởng 2003Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013, sửa đổi Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009.

* Trách nhiệm thực hiện của địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: 

+ Ban hành văn bản mới: Không.

+ Bãi bỏ văn bản địa phương đã ban hành: Không.

- Trách nhiệm khác: Không

- Cơ quan tham mưu: Không.​