Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi 2019

Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi 2019

* Cơ quan ban hành: Quốc hội.

* Ngày ban hành:  25/11/2019.

* Ngày có hiệu lực: 10/01/2020.

* Văn bản bị sửa đổi, bổ sung:Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017

* Nội dung chính:  

 Thêm nhiều loại vũ khí được xem là vũ khí quân dụng như pháp phòng không tên lửa, đạn sử dụng cho một số loại vũ khí ….

Đây là điểm mới nổi bật được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi 2019 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 25/11/2019.

Theo đó, ngoài các loại vũ khí quân dụng như quy định hiện hành, thì nhiều loại vũ khí khác cũng sẽ được xem là vũ khí quân dụng nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp;

- Có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự vũ khí được chế tạo, sản xuất theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp;

- Không được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo Luật định để thi hành công vụ.

Và cùng với đó cũng bổ sung quy định về Vũ khí có tính năng tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao là:

- Vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp

- Có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao

Theo quy định hiện hành thì đang có khoảng trống pháp luật trong việc xử lý hình sự đối với hành vi chế tạo, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự vũ khí quân dụng nên không thể khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về hình sự đối với các hành vi trên từ ngày 01/7/2018.

* Thủ tục hành chính do địa phương thực hiện: Không

* Trách nhiệm thực hiện của địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế:Không

+ Ban hành văn bản mới: Không.

+ Bãi bỏ văn bản địa phương đã ban hành: Không.

- Trách nhiệm khác: Không.​