* Cơ quan ban hành: Quốc Hội
* Ngày
ban hành:
20/6/2023
* Ngày có hiệu lực: 01/7/2024
* Nội dung chính:
Quốc hội thông
qua Luật Phòng
thủ dân sự 2023 ngày 20/6/2023 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024. Theo
đó, nguyên tắc
hoạt động phòng thủ dân sự năm 2023:
- Tuân thủ Hiến pháp,
pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên.
- Đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phát huy vai trò, sự tham gia của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể và Nhân
dân.
- Được tổ chức thống
nhất từ trung ương đến địa phương; có sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ
giữa các cơ quan, tổ chức và lực lượng trong hoạt động phòng thủ dân sự.
- Phòng thủ dân sự phải
chuẩn bị từ sớm, từ xa, phòng là chính; thực hiện phương châm bốn tại chỗ kết
hợp với chi viện, hỗ trợ của trung ương, địa phương khác và cộng đồng quốc tế;
chủ động đánh giá nguy cơ xảy ra sự cơ, thảm họa, xác định cấp độ phòng thủ dân
sự và áp dụng các biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp để ứng phó, khắc phục kịp
thời hậu quả chiến tranh, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ Nhân
dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại về
người và tài sản, ổn định đời sống Nhân dân.
- Kết hợp phòng thủ dân
sự với bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tính
mạng, sức khỏe, tài sản của Nhân dân, bảo vệ môi trường, hộ sinh thái và thích
ứng với biến đổi khí hậu.
- Việc áp dụng các biện
pháp, huy động nguồn lực trong phòng thủ dân sự phải kịp thời, hợp lý, khả thi,
hiệu quả, tránh lãng phí và phù hợp với đối tượng, cấp độ phòng thủ dân sự theo
quy định của Luật Phòng thủ dân sự 2023 và quy định khác của pháp luật có liên
quan.
- Hoạt động phòng thủ
dân sự phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch, bình đẳng giới và ưu
tiên đối tượng dễ bị tổn thương.
Cụ thể quy định về 03
cấp độ phòng thủ dân sự như sau:
- Phòng thủ dân sự cấp
độ 1 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trọng phạm vi
địa bàn cấp huyện, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá
khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của lực lượng chuyên trách và
chính quyền địa phương cấp xã;
- Phòng thủ dân sự cấp
độ 2 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trong phạm vi
địa bàn cấp tỉnh, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá
khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp
huyện;
- Phòng thủ dân sự cấp
độ 3 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trên địa bàn
một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi diễn biến, mức độ
thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục
hậu quả của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
* Trách nhiệm thực hiện của địa phương:
-
Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không
-
Trách nhiệm khác: Không
- Cơ
quan tham mưu: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh