Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Luật Kiểm toán Nhà nước sửa đổi 2019, Luật số 55/2019/QH14

Luật Kiểm toán Nhà nước sửa đổi 2019, Luật số 55/2019/QH14

* Cơ quan ban hành: Quốc hội.

* Ngày ban hành:  26/11/2019.

* Ngày có hiệu lực: 01/07/2020.

* Văn bản được sửa đổi, bổ sung: Luật Kiểm toán nhà nước 2015

* Nội dung chính:

 Luật quy định rõ về Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đối với hoạt động kiểm toán nhà nước là cơ quan, tổ chức, cá nhân được xác định trong quá trình kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán là có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của đơn vị được kiểm toán. Theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước sửa đổi 2019 thì thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu các nội dung liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán.

Một trong những nhiệm vụ căn bản, quan trọng được ghi nhận bổ sung của Kiểm toán Nhà nước là thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.

Luật quy định thêm về nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định việc kiểm toán không có trong kế hoạch kiểm toán năm của Kiểm toán nhà nước ngoài khi có đề nghị của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức; còn theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng. Trường hợp không thực hiện kiểm toán theo quy định trên thì hi thông báo rõ lý do cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã đề nghị.

* Kiểm soát chất lượng kiểm toán

Luật Kiểm toán Nhà nước sửa đổi 2019 nâng cao yêu cầu về hoạt động kiểm toán bằng cách quy định về kiểm soát chất lượng kiểm toán: Kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện thường xuyên, liên tục đối với toàn bộ hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước…cũng như mở rộng quyền cho đơn vị bị kiểm toán về khiếu nại về hành vi của thành viên Đoàn kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình….và Tổng Kiểm toán nhà nước quy định cụ thể về tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán

* Cơ quan thanh tra và Kiểm toán nhà nước:

- Khi xây dựng kế hoạch kiểm toán hằng năm, Kiểm toán nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Thanh tra Chính phủ để xử lý trùng lặp, chồng chéo.

Cơ quan thanh tra trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Kiểm toán nhà nước xử lý trùng lặp, chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.

- Khi tiến hành hoạt động kiểm toán, thanh tra, nếu phát hiện trùng lặp, chồng chéo, Kiểm toán nhà nước chủ trì, phối hợp với cơ quan thanh tra để xử lý

* Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán được nhận thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước bằng văn bản và có trách nhiệm thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, gửi báo cáo kết quả thực hiện cho Kiểm toán nhà nước. Người khiếu nại vẫn phải thực hiện đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước trong quá trình khiếu nại, trừ trường hợp có quyết định đình chỉ thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.

- Luật này bổ sung quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán. Cụ thể, thời hạn giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán Nhà nước tối đa là 30 ngày, tính từ ngày thụ lý đơn. Trong trường hợp vụ việc có yếu tố phức tạp thì thời hạn này có thể được kéo dài đến 45 ngày. Đối với trường hợp người khiếu nại ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại tối đa là 45 ngày và có thể kéo dài đến 60 ngày nếu như vụ việc phức tạp.

* Khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước:

Luật này bổ sung quy định về việc Khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước

Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước bị khởi kiện bao gồm:

+ Quyết định giải quyết khiếu nại về hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán;

+ Quyết định giải quyết khiếu nại về đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước trong báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khởi kiện một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước tại Toà án có thẩm quyền theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

- Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước, Tổng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm giải quyết lại vụ việc và điều chỉnh báo cáo kiểm toán, gửi báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị đã điều chỉnh cho người khởi kiện trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.”.

* Ngoài việc được quyền yêu cầu đơn vị kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán; Kiểm toán Nhà nước còn có quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân nói trên để khai thác, thu thập tài liệu liên quan đến nội dung, phạm vi kiểm toán. Tuy nhiên, Kiểm toán Nhà nước khi thực hiện công việc này phải bảo đảm giữ bí mật, an toàn thông tin theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Luật này còn bổ sung thêm nhiệm vụ phòng chống, tham nhũng của Kiểm toán Nhà nước và quyền được xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán Nhà nước cũng như quyền kiểm tra, đối chiếu các nội dung, phạm vi kiểm toán của đơn vị được kiểm toán.

* Thủ tục hành chính do địa phương thực hiện: Không

* Trách nhiệm thực hiện của địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế:Không

+ Ban hành văn bản mới: Không.

+ Bãi bỏ văn bản địa phương đã ban hành: Không.

- Trách nhiệm khác: Không.​