Công
tác Bổ trợ tư pháp có vai trò quan trọng trong thực hiện chủ trương cải cách tư
pháp của Đảng, Nhà nước và được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày
02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020”. Nhận
thức tầm quan trọng của nhiệm vụ cải cách tư pháp, ngay từ đầu năm, bám sát Kế
hoạch trọng tâm của Bộ Tư pháp, của Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh. Đảng ủy,
lãnh đạo Sở Tư pháp luôn chú trọng đến công tác Bổ trợ tư pháp, đặc biệt là
lĩnh vực công chứng, luật sư, đấu giá tài sản, giám định tư pháp và trợ giúp
pháp lý đã đạt được nhiều kết quả:
Lĩnh vực luật sư, tư
vấn pháp luật: Năm 2019 Sở Tư pháp đã phối hợp với các Sở ngành tham mưu UBND
tỉnh chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2019 - 2014 Đoàn Luật sư. Phối
hợp với Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư rà soát củng cố kiện toàn đội ngũ luật sư
phát triển cả về số lượng và chất lượng, từng bước đạt các chỉ tiêu theo Đề án
“Phát triển đội ngũ luật sư và tổ chức hành nghề luật sư của tỉnh đến năm 2020”
(Đoàn
luật sư Hà Nam có 30 luật sư), tạo điều kiện pháp lý để phát huy chế độ tự quản của các tổ
chức hành nghề luật sư, đề cao trách nhiệm của luật sư trong quá trình hành
nghề. Đến nay,
tỉnh Hà Nam có 03 công ty luật và 02 chi nhánh của công ty luật. Các tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh đã thực hiện 253 việc (trong
đó:
tham gia tố tụng: 30 việc, tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý khác: 222 việc; trợ giúp pháp lý: 01 việc).
Hoạt động tư vấn pháp luật có nhiều chuyển biến, đạt được nhiều thành tích
đáng ghi nhận, chất lượng các hoạt động tư vấn pháp luật từng bước được nâng
cao, góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của
công dân.
Lĩnh
vực giám định tư pháp: Sở thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động của các tổ chức giám định, tăng
cường sự phối hợp với các cơ quan chuyên môn, chuyên ngành rà soát đội ngũ giám
định viên tư pháp để kịp thời bổ nhiệm giám định viên tư pháp đáp ứng nhu cầu
của cơ quan, tổ chức và người dân phục vụ cho công tác điều tra, xét xử và các yêu cầu
khác tại địa phương. Kết luận giám định bảo đảm tính chính xác, khách quan để làm căn
cứ giải quyết vụ việc. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 tổ chức Giám định tư pháp công lập (Trung tâm Pháp y và Phòng Kỹ thuật hình sự -
Công an tỉnh), 37 người Giám định tư pháp. Các tổ chức
Giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh đã thực hiện 694
vụ việc (trong đó, Trung tâm pháp y: 341 vụ việc;
Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh: 353 vụ việc).
Đối
với lĩnh vực công chứng, đã bước đầu xác định rõ phạm vi của công chứng và
chứng thực, từng bước thực hiện mục tiêu xã hội hóa công chứng. Hoạt động
công chứng đã góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ, bảo đảm an toàn pháp lý
cho các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại; tạo việc làm và tăng thu ngân sách
cho địa phương. Trên địa bàn tỉnh hiện có 10 tổ chức hành nghề công chứng trụ sở đặt
tại 6 huyện, thành phố với 16 công chứng viên. Các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện công chứng
31.792 việc, thu phí 4.930.890.200 đồng; thực hiện chứng thực 16.575 bản sao, thu phí
99.482.000 đồng.
Bên
cạnh đó, hoạt động đấu giá tài sản đã đi vào nền nếp, có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các ngành, các địa phương trong quá trình tổ chức các cuộc đấu giá thành,
bảo đảm tính trung thực, khách quan, công khai, minh bạch và tuân thủ đúng quy
định của pháp luật; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người có tài sản,
người tham gia đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, tình trạng tiêu cực
trong các cuộc đấu giá đã không còn. Các loại tài sản đấu giá, nhất là tài sản
đấu giá quyền sử dụng đất tăng đáng kể, đã góp phần tăng nguồn thu cho ngân
sách Nhà nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị chung của tỉnh nhà. Năm 2019,
các tổ chức đấu giá tài sản đã thực hiện 94 cuộc đấu giá tài sản với giá khởi
điểm của tài sản đấu giá là 530.078.039.675 đồng; giá bán của tài sản đấu giá
là: 1.115.464.842.522 đồng.
Đối với công tác Trợ giúp pháp lý, Trợ giúp viên, Cộng tác
viên của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hà Nam luôn nêu cao tinh thần
trách nhiệm khi thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, nhất là thực hiện trợ giúp
pháp lý dưới hình thức tham gia tố tụng. Năm 2019 số vụ việc do Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác
viên của Trung tham gia trợ giúp pháp luật miễn phí là
551 vụ việc (tố tụng 83 vụ, tư vấn pháp luật 468 vụ việc).
Tuy nhiên, bên
cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai hoạt động Bổ trợ tư pháp trên địa bàn tỉnh vẫn còn một
số khó khăn, vướng mắc như: Chưa có giải pháp đột
phá trong việc triển khai thực hiện Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Luật sư, Luật Giám định tư pháp, Luật Trợ giúp pháp lý và và các văn bản hướng
dẫn thi hành; Việc thu hút tổ chức
chuyên môn, người có năng lực và điều kiện ở các ngành nghề, lĩnh vực tham gia
hoạt động Bổ trợ tư pháp còn hạn chế nhất là thực hiện mục tiêu xã hội hoá một số lĩnh vực
như Giám định tư pháp, Trợ giúp pháp lý; Công tác
thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động các các tổ chức bổ trợ tư pháp chưa
nhiều.
Để
tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động Bổ trợ tư pháp nhằm thực hiện Chiến lược cải cách tư
pháp, thời gian tới cần có các giải pháp cụ thể mà trước hết là sự thống nhất
về quan điểm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, tạo được sự đồng thuận và
sự tự giác chấp hành trong nhân dân; bảo đảm các điều kiện và nguồn lực để thực
hiện đề án trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; quan tâm tạo điều kiện, hỗ trợ
về phương tiện làm việc, kinh phí để các chức danh Bổ trợ tư pháp được bồi dưỡng nghiệp vụ
thường xuyên. Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ
luật sư trên địa bàn tỉnh phù hợp với điều kiện phát triển thực tế của địa
phương, theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp, kỹ năng và nghiệp vụ đáp ứng về
dịch vụ pháp lý cho các cơ quan, cá nhân, tổ chức; thường xuyên phối hợp với
các ngành có liên quan rà soát, củng cố, kiện toàn và phát triển đội ngũ Giám định tư pháp đủ về số lượng, đáp
ứng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tăng cường phối hợp với các Sở, ngành, địa phương trong triển
khai thực hiện các quy định của Luật Đấu giá tài sản; tiếp tục kiến nghị, đề
xuất các cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực đấu giá tài
sản; tăng cường phối hợp với Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý;
tăng cường công tác hướng dẫn nghiệp vụ; tổ chức giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao kỹ năng về nghiệp vụ cho đội ngũ Luật sư, Công chứng viên, Giám định viên tư pháp, Trợ giúp viên pháp lý và cán bộ
quản lý lĩnh vực Bổ
trợ tư pháp.