Trình tự thực hiện:
Văn phòng giám định tư pháp có nhu cầu
chuyển đổi loại hình hoạt động từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty hợp danh và
ngược lại phải có hồ sơ đề nghị chuyển đổi gửi Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động.
Hồ sơ nộp tại
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Nam hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến tại địa chỉ: motcua.hanam.gov.vn.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến thì người có
yêu cầu chuẩn bị hồ sơ nhưng không phải chứng thực, tất cả được scan hoặc chụp
từ bản chính và gửi bằng tài khoản đã được đăng ký sử dụng dịch vụ này. Hệ thống
sẽ tự động thông báo kết quả tiếp nhận (Kèm mã hồ sơ) thông
qua tài khoản, số điện thoại đã được đăng ký.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của Văn
phòng giám định tư pháp, Sở Tư pháp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét, quyết định cho phép chuyển đổi loại hình Văn phòng giám định tư pháp.
Trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, quyết định cho phép chuyển đổi loại hình Văn phòng giám định tư pháp.
Trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
nhận được quyết định cho phép chuyển đổi, Văn phòng giám định tư pháp phải đăng
ký hoạt động tại Sở Tư pháp. Khi đăng ký, Văn phòng phải có đơn đăng ký hoạt động,
bản sao quyết định cho phép chuyển đổi loại hình Văn phòng và giấy tờ chứng
minh có đủ điều kiện bảo đảm hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp theo Đề
án chuyển đổi loại hình hoạt động.
- Nhận kết quả:
+ Trường hợp hồ
sơ nộp trực tiếp thì tổ chức, cá nhân mang theo phiếu hẹn đến nhận kết quả tại
Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Hà Nam hoặc nhận qua hệ thống bưu
chính (nếu có nhu cầu).
+ Trường hợp
lựa chọn nộp hồ sơ và trả kết quả qua hệ thống bưu chính thì tổ chức,
cá nhân nhận kết quả qua hệ thống bưu chính.
+ Trường hợp hồ
sơ nộp trực tuyến thì tổ chức, cá nhân khi đến nhận kết quả sẽ ký vào mẫu đơn,
tờ khai và mang theo bản gốc để đối chiếu với giấy tờ có liên quan đã được gửi
trực tuyến.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
hoặc trực tuyến.
Thành phần hồ sơ: Hồ sơ đề nghị chuyển đổi
loại hình hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp gồm có:
-
Đơn đề nghị chuyển đổi;
- Đề án chuyển đổi loại hình hoạt động,
trong đó nêu rõ lý do chuyển đổi, tình hình tổ chức và hoạt động của Văn phòng
giám định tư pháp tính đến ngày đề nghị chuyển đổi, dự kiến về tổ chức, tên gọi,
địa điểm đặt trụ sở, nhân sự, điều kiện vật chất, trang thiết bị, phương tiện
giám định;
- Bản sao quyết định bổ nhiệm giám định
viên tư pháp là thành viên hợp danh của Văn phòng;
- Quyết định cho phép thành lập Văn
phòng;
- Dự thảo Quy chế mới về tổ chức, hoạt
động của Văn phòng.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của Văn phòng giám định tư pháp, Sở Tư pháp trình
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển đổi loại hình
Văn phòng giám định tư pháp.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, quyết định cho phép chuyển đổi loại hình Văn phòng giám định tư pháp.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng giám định tư pháp được phép chuyển đổi loại hình.
Phí, lệ phí: Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:Không
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Giám định tư pháp năm 2012;
- Luật số 56/2020/QH14 ngày
10/6/2020 của Quốc hội khóa XIV sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định
tư pháp;
- Nghị định số 85/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp
thi hành Luật Giám định tư pháp;
- Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày
31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi
hành Luật Giám định tư pháp.